Dự án CSSP nâng cao năng lực cho đồng bào dân tộc thiểu số

BBK - Dự án CSSP có mục tiêu cụ thể là nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của hộ nghèo và cận nghèo tại các xã mà dự án thực hiện.

b3ad04a975f4d3aa8ae5.jpg
Những sản phẩm được làm ra từ những người đồng bào dân tộc thiểu số.

Giám đốc HTX Phúc Ba là người dân tộc thiểu số, nhưng năng lực cho thấy ông đã giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế. Một trong những HTX thực hiện dự án được đánh giá có hiệu quả. Năm 2017, ông Lý Phúc Ba thành lập Hợp tác xã Phúc Ba với 18 thành viên đến từ 130 hộ gia đình, với tầm nhìn phát triển chăn nuôi bò kết hợp chế biến nông sản làm gia tăng giá trị sản phẩm. Lúc bấy giờ tại thôn Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường khó khăn.

Ông Lý Phúc Ba là người dân sinh sống ở đây, từ việc tuyên truyền của chính quyền ông nhận thấy cơ hội cải thiện sinh kế thông qua HTX. Khi HTX được thành lập, ông đã định hướng kinh doanh cho HTX là, chăn nuôi trâu bò vỗ béo. Sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Lúc đầu HTX còn nhiều khó khăn như thiếu kiến thức, thiếu nguồn vốn, phương tiện, máy móc, dẫn đến hạn chế việc sản xuất và bán hàng. Từ những khó khăn đó HTX đã được Dự án CSSP hỗ trợ một số thiết bị máy móc thiết yếu cần thiết. Có phương tiện để sản xuất kinh doanh, từ đó doanh thu và lợi nhuận của hợp tác xã được tăng lên, chủ động hơn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường lớn.

Thông qua các lớp tập huấn do dự án hỗ trợ, các thành viên HTX đã nắm được kỹ thuật phòng ngừa và điều trị bệnh dịch. Từ việc tham gia các khóa học thú y cơ bản, các thành viên đã nắm được kiến thức cần thiết để chăm sóc gia súc, góp phần giúp hợp tác xã duy trì tiêu chuẩn cao về sức khỏe và phúc lợi động vật. Vào thời điểm phát triển nhất, hợp tác xã chăn nuôi hơn 200 con bò thuộc sở hữu của các thành viên, tạo ra tổng thu nhập hàng năm gần 2,5 tỷ đồng, gấp đôi so với thu nhập riêng lẻ trước đây.

cca2ff87b0df16814fce.jpg
Giám đốc HTX Yến Dương là người dân tộc thiểu số.

Dự án CSSP đã giúp cho HTX Yến Dương bứt phá. Qua các lớp tập huấn, thành viên thay đổi tư duy, cách nghĩ cách làm, từng bước nâng cao cho năng lực cho HTX. Nâng cao trình độ quản lý, điều hành; thành lập tổ nhóm hợp tác, xây dựng phương án liên kết sản xuất với duy trì ổn định việc thu mua sản phẩm.

Dự án đã hỗ trợ HTX, các hộ dân liên kết, đào tạo tập huấn; chuyển giao khoa học công nghệ kỹ thuật sản xuất canh tác hữu cơ, hỗ trợ vật tư phân bón, men ủ vi sinh hữu cơ. Hỗ trợ trang thiết bị chế biến sâu, nâng cao giá trị các sản phẩm, như hỗ trợ nguồn kinh phí mua thiết bị, máy móc, hệ thống, dây chuyền, phương tiện vận chuyển cho HTX.

68fbacdbe38345dd1c92.jpg
Nhiều sản phẩm được chính các chị em dân tộc thiểu số phát triển.

Chị Triệu Thị Mản, Bí thư chi bộ thôn Phiêng Phàng – thành viên HTX Yến Dương chia sẻ, rất hạnh phúc và biết ơn Dự án CSSP đã thông qua HTX hỗ trợ người dân vùng cao về giống, phân bón, biết cách tận dụng phân chuồng, bã dong, rơm rạ… để ủ thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây tạo ra nhiều sản phẩm sạch, an toàn, hữu cơ. Qua đó cho thấy HTX có cơ hội để cân đối nguồn lực của mình bằng cách đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, dây chuyền, thiết bị hiện đại trước tạo sự tin tưởng đối với cộng đồng, cũng như duy trì việc thu mua sản phẩm cho bà con yên tâm sản xuất liên kết và mở rộng diện tích vùng nguyên liệu. Ngoài ra, Dự án CSSP thông qua HTX để chúng tôi tiếp cận được nhiều hơn các đối tác của IFAD; giúp sản phẩm của chúng tôi làm ra tiếp cận gần hơn với thị trường.

Qua 7 năm triển khai, đến nay dự án đã được phố biến trên toàn tỉnh thông qua quy trình MOPSEDP triển khai tại 108 xã và 08 huyện, thành phố trên toàn tỉnh Bắc Kạn với 21.814 hộ gia đình hộ tham gia, trong đó 18.194 hộ DTTS. Quỹ Tài trợ cạnh tranh cho các tổ hợp tác (CSG) tài trợ cho 6.801 hộ DTTS. Quỹ WDF tiếp cận 5.809 hộ, trong đó DTTS là 5.595 thành viên (chiếm 96,3%), Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người DTTS chiếm 91%../.

Xem thêm

Video

Đọc báo in