Theo Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh, mục tiêu đề ra của chỉ số này là đến cuối kỳ Dự án (DA), có 11.000 hộ áp dụng các phương phương thức trồng trọt và chăn nuôi thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH). Kết quả phân tích số liệu cho thấy DA đã hoàn thành và vượt xa mục tiêu này. Vào cuối kỳ DA, số hộ (ước tính là 18.309 hộ) đã áp dụng một phương thức trồng nuôi hay trồng trọt thích ứng BĐKH, vượt xa số mục tiêu đề ra là có 11.000 hộ.
Để đạt được kết quả của chỉ số này, Ban Điều phối Dự án đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, xã triển khai nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi theo các ngành hàng thế mạnh của địa phương, nhóm CIG và các hộ dân lân cận, các mô hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Ma Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm chia sẻ: Pác nặm là huyện có điều kiện KT - XH khó khăn, đại đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống ở các thôn bản vùng cao vùng sâu, vùng xa. Điều đó phù hợp với mục tiêu, định hướng của Dự án CSSP. Từ khi nắm được các thông tin của dự án, huyện Pác nặm đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện trên địa bàn 10/10 xã và thực hiện đủ các hợp phần. Trong số đó có hoạt động của mô hình trồng cỏ phục vụ nhu cầu chăn nuôi hướng tới thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kế thừa kết quả thực hiện Dự án IFAD trước đây, Dự án CSSP đã hỗ trợ kỹ thuật, giống cỏ cho các nhóm hộ. Thông qua thực hiện mô hình trồng cỏ người dân đã thay đổi từ phương thức chăn nuôi chăn thả tự nhiên sang bán chăn thả hoặc chăn nuôi theo hình thức vỗ béo. Từ đó đã chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc, đặc biệt là vào mùa đông giá rét. Do bảo vệ được đàn vật nuôi, cho nên người dân phát triển theo hướng vỗ béo xong bán cho thương lái, hoặc bán tại Chợ bò Nghiên Loan. Từ đó có thêm việc làm, thu nhập tăng lên và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Từ chỗ trước đây người dân chưa biết trồng cỏ, nay đã duy trì tốt và thậm chí còn bán cỏ cho các thương lái đến mua trâu bò.
Pác Nặm là một trong những huyện được Dự án IFAD tài trợ các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu như trồng cỏ trên đất dốc, trồng và lên luống cao, tránh rét cho đàn vật nuôi… Từ đầu năm 2018 đến nay, Dự án CSSP đã hỗ trợ huyện thành lập 14 tổ hợp tác trồng gừng với 194 hộ tham gia, trong đó có 26 hộ nghèo, 26 hộ cận nghèo, 100% dân tộc thiểu số. Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ nguồn vốn mua phân bón, giống, tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất, chăm sóc, phòng bệnh, thu hoạch và bảo quản gừng. Công ty Việt Nam Misaki và Công ty chế biến nông sản Minh B đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con. Từ chỗ manh mún nhỏ lẻ, đến nay diện tích trồng gừng đã tăng.
Trước những diễn biến khó lường của thời tiết, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thích ứng để sản xuất hiệu quả, bền vững. Bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, người nông dân cần nâng cao nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống phù hợp vào sản xuất, nhất là thay đổi tập quán canh tác sản xuất, giảm thiểu tác động tới môi trường, để gặt hái những vụ mùa bội thu.
Một mục tiêu đề ra của chỉ số này là “đến cuối kỳ DA, có 11.000 hộ dự án biết có áp dụng các phương phương thức trồng trọt và chăn nuôi thích ứng BĐKH”. Kết quả phân tích số liệu cho thấy DA đã hoàn thành và vượt xa mục tiêu này vào cuối kỳ số hộ DA (ước tính là 18.309 hộ) đã áp dụng một phương thức nuôi hay trồng trọt thích ứng BĐKH, vượt xa số mục tiêu đề ra là có 11.000 hộ. Mức hoàn thành chỉ tiêu này của DA này là 166% (18.309/11.000 hộ). DA đã thể hiện tác động tích cực đến việc áp dụng các phương thức sản xuất thích ứng BĐKH của các hộ gia đình trong vùng DA. So với số liệu đầu kỳ, tỷ lệ hộ áp dụng ít nhất một phương thức sản xuất thích ứng BĐKH của các hộ trong vùng DA tăng thêm 60% số hộ, cao hơn nhiều so với mức tăng này ở các hộ ngoài DA (chỉ là 40% số hộ).
Hoạt động DA đã có tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực thích ứng BĐKH cho hộ gia đình trong vùng dự án. Điểm năng lực thích ứng của các hộ gia đình vào cuối kỳ DA đã có đã có sự cải thiện so với đầu kỳ DA (tăng từ 3.2 điểm ở đầu kỳ lên thành 3.9 điểm ở cuối kỳ, với mức tăng là khoảng 20%). Trong khi đó điểm trung bình của hộ gia đình ngoài vùng DA tăng ở mức thấp hơn so với vùng DA (chỉ tăng ở mức 17%, từ 3.0 điểm ở đầu kỳ lên thành 3.6 điểm ở cuối kỳ)./.