Ứng dụng Quy trình lập kế hoạch (MOPSEDP) vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội

BBK - Quy trình lập kế hoạch MOPSEDP là một quy trình mới được dự án CSSP thực hiện thử nghiệm tại các xã thuộc dự án CSSP từ năm 2018, đến nay đã được triển khai nhân rộng ra 108 xã phường thị trấn trên địa bàn tỉnh.

eebc25b8412ae674bf3b.jpg
Các lớp tập huấn kiến thức giúp người dân, tổ chức tham gia thực hiện dự án đạt kết quả cao.

Lập kế hoạch MOPSEDP là cách giúp địa phương hình thành nên bản kế hoạch phát triển KT-XH hiệu quả, phát huy được các thế mạnh và giảm thiểu được những tác động tiêu cực của chủ đề lồng ghép gây ra trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Bộ công cụ MOPSEDP được đánh giá rất hiệu quả và tác động tích cực đối với hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm cũng như trung hạn ở địa phương. Thông qua MOPSEDP, chất lượng bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được nâng cao, đặc biệt các chỉ tiêu phát triển kinh tế được xây dựng phù hợp với thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu của người dân.

PNLT0580.JPG
Những mô hình sản xuất kinh doanh được đầu tư thực hiện hiệu quả hơn khi người dân được tăng cường kiến thức.

Bên cạnh cơ hội, việc lập MOPSEDP có những thách thức như: Một số nguồn vốn, chương trình, dự án chưa dự kiến phương án phân bổ chi tiết vào thời điểm lập MOPSEDP huyện/xã nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng bản kế hoạch MOPSEDP huyện/xã. Bên cạnh đó, các hướng dẫn, cơ chế thực hiện các nguồn vốn thường chậm ban hành so với thời điểm lập kế hoạch dẫn đến khó khăn trong việc lồng ghép, định hướng cũng như xác định các hoạt động đưa vào kế hoạch.

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương khá nhỏ lẻ dẫn đến quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, thông tin thị trường tiêu thụ chưa được bao quát để đánh giá được chính xác những biến động của thị trường có thể xảy ra. Một số xã, thị trấn lần đầu triển khai thực hiện lập kế hoạch phát triển KT-XH theo quy trình MOPSEDP nên thực hiện chưa đầy đủ các bước theo trình tự hướng dẫn tại Sổ tay của dự án (nhất là bước tham vấn các doanh nghiệp).

Năng lực cán bộ thực hiện quy trình lập MOPSEDP của các xã ngoài vùng dự án còn nhiều hạn chế nên việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin và cập nhật số liệu vào các bảng biểu theo Sổ tay dự án chưa được đầy đủ, thiếu số liệu/dẫn chứng cụ thể. Tiến độ thu thập thông tin lập kế hoạch ở một số xã còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp kế hoạch chung của huyện.

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, việc lập MOPSEDP cần những giải pháp sau: Thông tin định hướng về nguồn vốn, các chương trình, dự án dự kiến triển khai, định hướng về thị trường và các yếu tố liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu. Đây là cơ sở quan trọng để các xã và phòng, ban chuyên môn của huyện đề xuất, sắp xếp thứ tự danh mục hoạt động ưu tiên thực hiện phù hợp với nhu cầu của người dân và có tính khả thi cao, phát huy được hiệu quả nguồn vốn.

PNLT1152.JPG
Sự tham gia của người dân vào quy trình lập MOPSEDP là cần thiết

UBND tỉnh, huyện cần bố trí nguồn ngân sách để thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực, tập huấn cho các thành viên tổ công tác lập kế hoạch cấp huyện, xã. Đây là giải pháp quan trọng để đảm bảo công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH tuân thủ đầy đủ các bước theo quy trình và nâng cao được chất lượng các bản kế hoạch phát triển KT-XH và nhận thức của người dân về công tác lập kế hoạch.

Sự tham gia của người dân vào quy trình lập MOPSEDP là cần thiết, vừa để đảm bảo tính dân chủ, đúng với nguyện vọng của cộng đồng nhân dân, vừa để thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, giám sát và duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Sự tham gia của doanh nghiệp vào quy trình lập MOPSEDP rất quan trọng, cung cấp thông tin thị trường, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh để làm căn cứ đề xuất các giải pháp, hoạt động hỗ trợ sản xuất và liên kết thị trường giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị.

Cần nâng cao năng lực và cung cấp thông tin về kế hoạch và các giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu cho Tổ công tác lập kế hoạch các cấp và người dân để lồng ghép các yếu tố thích ứng biến đổi khí hậu, phòng ngừa các rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển KT-XH.

Đến nay dự án đã hoàn thành các hoạt động và đạt được mục tiêu của tiểu hợp phần, cụ thể: Quy trình MOPSED do Ban chỉ đạo dự án CSSP phê duyệt đã được nhân rộng ra toàn tỉnh từ năm 2022, và đã được UBND tỉnh thể chế chính thức tại Quyết định số 2365/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 về việc ban hành Sổ tay Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường cấp huyện và Quyết định 2364/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 về việc ban hành Sổ tay Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường cấp xã./.

Xem thêm

Video

Đọc báo in