Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi

BBK- Dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng đến 15%. Đây sẽ là mức tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cao nhất từ trước đến nay, giúp hơn 3,3 triệu người đang thụ hưởng chính sách cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội.

ndo-br-chi-tra-luong-huu-bang-tien-mat-o-hanoi-7765-6298.jpg
Chi trả lương hưu cho người hưởng tại Hà Nội. (Ảnh; Nhandan.vn)

Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội: Bảo đảm công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng đến 15%. Khi đề xuất được thông qua đây sẽ là mức tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cao nhất từ trước đến nay.

Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (căn cứ trên mức hưởng tháng 6/2024).

Phạm vi áp dụng của chính sách rất rộng, tới hơn 3,3 triệu người, bao gồm người đang hưởng lương hưu từ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (khối nhà nước, tư nhân) và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (căn cứ trên mức hưởng tháng 6/2024).

Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Tỷ lệ tăng này đã được các cơ quan quản lý tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hòa, có sự chia sẻ giữa người đang hưởng lương hưu và người đang đóng bảo hiểm xã hội, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, giữa các thế hệ tham gia và thụ hưởng chính sách; đồng thời bảo đảm khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Việc điều chỉnh đồng bộ này cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện những định hướng, mục tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Theo Nghị quyết, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, toàn quốc có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; năm 2030 con số này là 60%.

Để hoàn thành các mục tiêu trên cần những điều chỉnh lớn và đồng bộ, phát huy mạnh mẽ tính chia sẻ của Quỹ Bảo hiểm xã hội từ sự đóng góp của tất cả các thành phần người lao động và cả giữa các thế hệ người lao động qua các thời kỳ; đồng thời cần có sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác của Nhà nước.

Do đó, Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2024, Chính phủ cũng đề nghị tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%. Thực hiện các đề xuất trên sẽ bảo đảm lương hưu của người lao động được bảo đảm tăng mang tính lâu dài với tính toán cân nhắc đến khả năng của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước; bảo đảm khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Là cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; chủ động, sẵn sàng thực hiện các thay đổi của chính sách từ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã sẵn sàng tập trung mọi nguồn lực để thực hiện khi đề xuất được Quốc hội thông qua, trong đó có việc triển khai đồng bộ các giải pháp, lên phương án, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả; phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm các tình huống phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm tốt nhất việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng một cách kịp thời, hiệu quả.

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ cũng đề nghị tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%. Thực hiện các đề xuất trên sẽ bảo đảm lương hưu của người lao động được bảo đảm tăng mang tính lâu dài với tính toán cân nhắc đến khả năng của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước; bảo đảm khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu

Trước thông tin về đề xuất tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, nhiều người thụ hưởng hiện rất vui mừng.

Nghỉ hưu đã hơn 22 năm, bà Trần Thị Kim Dung, 77 tuổi, cán bộ công tác trong một cơ quan Nhà nước trước đây, chia sẻ sự phấn khởi về quy định được tăng lương hưu ở thời điểm này.

Bà cho biết, trong thời gian qua, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng lương, và theo quan sát của bà thì mỗi kỳ điều chỉnh, mức tăng các nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức và người về hưu là tương đương nhau. Điều này đã tạo sự đồng thuận, công bằng cho đối tượng nghỉ hưu trước và sau thời điểm tăng lương và không có sự chênh lệch nhiều.

Trước thông tin Chính phủ đề xuất tăng lương hưu 15%, bà Dung nhận xét, mức tăng này là hợp lý, phù hợp điều kiện của người hưởng lương hưu và góp phần bảo đảm tốt vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu.

Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995. Mức hưởng lương hưu không phải cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước, và Quỹ Bảo hiểm xã hội để bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu.

Việc Chính phủ thường xuyên ban hành quy định điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần quan trọng nhằm ổn định cuộc sống cho người nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.

Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu. Qua đó, họ được hưởng các quyền lợi khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả với mức hưởng là 95%.

Để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu.

Xem thêm

Video

Đọc báo in