Bài dự thi sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao về gương điển hình tiên tiến

Sâu lắng làn điệu hát ru của người Tày Bắc Kạn

BBK - Hát ru là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc trưng với những lời ca mộc mạc, giản dị, thiết tha, chân tình, bắt nguồn từ cuộc sống lao động cần cù của người Tày. Qua bao thế hệ, những lời ru của bà, mẹ đã góp phần bồi dưỡng nên nhân cách, tâm hồn cao đẹp, yêu quê hương, yêu lao động của người Tày Bắc Kạn.

Theo bà Ma Thị Nim, thôn Cốc Lào, xã Giáo Hiệu (Pác Nặm), hình ảnh các bà, mẹ vừa bế, bồng con, cháu trên tay vừa ngân nga điệu hát “ứ noọng” là hình ảnh thân thuộc trong mọi gia đình có trẻ nhỏ từ xưa đến nay.

Phong tục người Tày, sau khi em bé được đầy tháng tuổi - người mẹ hết thời gian ở cữ thì em bé đó mới được mẹ, bà bế ra ngoài đi chơi, được về thăm ông bà ngoại. Từ đây mẹ của trẻ mới bắt đầu tham gia lao động sản xuất như những thành viên khác trong gia đình. Kể từ thời gian này trở đi cho đến khoảng 3 tháng tuổi, mỗi khi đến cữ trẻ ngủ thì người được giao nhiệm vụ trông và thường bồng, bế ru ngủ trên tay hoặc đặt trẻ ru ngủ trong nôi. Khi bé đã tương đối cứng cáp, bắt đầu biết lẫy, biết bò thì mới địu trên lưng để ru ngủ, theo mẹ đi làm, đi xa.

Lời ru được ghi lại theo lời hát của bà Hoàng Thị Mỵ trong lễ đầy tháng tuổi bé Hoàng Đình An (con của anh Hoàng Văn Sư - thôn Nà Hin, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm).

Trên nhà sàn, trong không khí tĩnh lặng, yên bình, âm thanh kẽo kẹt của tiếng nôi đưa, thi thoảng điểm thêm tiếng vịt, tiếng gà kêu tìm bạn là câu hát ru êm dịu, khoan thai của mẹ như đồng hành cùng trẻ chìm trong giấc mơ đẹp về miền cổ tích bằng những hình ảnh:

Các công việc được mô tả trong khúc hát đều là những công việc thường ngày mà dường như người hát muốn nhắn nhủ em bé hãy lớn nhanh để đỡ đần cho mẹ và đó cũng là những công việc trong các gia đình người Tày thường dạy bảo, tập cho con, cháu mình làm từ nhỏ. Từ đó, nhiều trẻ em người Tày được lớn lên trên lưng mẹ, lưng bà gắn liền với những lời ru mộc mạc như vậy và được cả gia đình giáo dục tình yêu lao động từ rất sớm.

Những gì còn hiện hữu trong hát ru của người Tày ở Bắc Kạn cho đến ngày nay là sự kết tinh, thành quả của quá trình chọn lọc, tiếp thu, phát triển những yếu tố lành mạnh, tích cực của cả cộng đồng trong suốt tiến trình lịch sử. Bắt nguồn từ nhu cầu của người mẹ là dỗ con ngủ, ban đầu chỉ là những câu ngân không lời, được tiếp thu, phát triển lên thành những câu hát, bài hát hoàn chỉnh. Vì thế, trong hát ru chúng ta nghe thấy có âm hưởng của phong slư, có âm hưởng của lượn cọi… điều đó làm tăng thêm tính đa dạng làn điệu, hình thức, nội dung thể hiện, làm giàu thêm vốn di sản văn hóa quý báu này./.

Xem thêm

Video

Đọc báo in