Những nữ doanh nhân Bắc Kạn vững bước trong thời kỳ hội nhập

BBK - Mạnh dạn vượt khó, năng động, sáng tạo vươn tới thành công trong quá trình hội nhập kinh tế thời đại 4.0, đó là những phẩm chất của nhiều nữ doanh nhân Bắc Kạn. 
Các nữ doanh nhân của tỉnh đã không ngừng học hỏi, đổi mới sáng tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, vững bước hội nhập kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương.
Các nữ doanh nhân của tỉnh đã không ngừng học hỏi, đổi mới sáng tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, vững bước hội nhập kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương.

Doanh nhân Nguyễn Thị Lê “Vì sức khỏe cộng đồng”

Doanh nhân Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà.

Doanh nhân Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà.

Nhận thấy cây nghệ là dược liệu quý, không chỉ nâng cao sức khoẻ mà còn hỗ trợ điều trị và làm đẹp, Công ty đã và đang nỗ lực để đưa sản phẩm từ cây nghệ đến với người tiêu dùng trên cả nước và từng bước vươn ra thị trường quốc tế, tạo dấu ấn Việt trên bản đồ thảo dược chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên thế giới.

Hiện nay công ty có 14 sản phẩm, trong đó 08 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2023; lọt vào top 20 sản phẩm chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2019; top 10 sản phẩm – dịch vụ chất lượng tiêu biểu ASEAN 2019; sản phẩm chất lượng vàng thủ đô 2019; đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao 2022 do người tiêu dùng bình chọn”; sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2022…

"Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, doanh nhân Nguyễn Thị Lê đã cùng chồng tích cực học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ nano vào sản xuất các cây dược liệu, cây nông sản. Mạnh dạn sử dụng nguồn nguyên liệu từ củ nghệ, gừng gió núi đá, giảo cổ lam, tam thất bắc, chè đắng, tiêu đen… để chế biến và đưa chuỗi liên kết giữa cây nông sản và cây dược liệu, sau chế biến thành hàng hóa sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng và giá trị cao, được người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận như: Vicumax nano Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ vàng vùng núi Bắc Kạn, thạch Collagen Jelly Care, nano nấm Chaga, trà thảo dược Cumin gừng gió núi đá; trà thảo dược giảo cổ lam núi đá…

Mạnh mẽ và quyết đoán trong công việc là những ấn tượng ban đầu khi tiếp xúc với doanh nhân Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà. Bà Lê cho biết: Trong nhiều năm qua công ty đã chủ động, tham gia nhiệt tình các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, trải nghiệm sản phẩm do tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức được người tiêu dùng đánh giá cao. Nhận thấy tiềm năng xuất khẩu, Công ty đã tích cực tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại tại nước ngoài như: Mỹ, Thái Lan, Banglades, Lào… và đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu được hàng mẫu và thương thảo ký kết hợp đồng.

Đến nay tổng doanh thu của Công ty ước khoảng 4 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho 15 - 20 lao động, liên kết vùng nguyên liệu từ 60-100 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Không chỉ kinh doanh, với tấm lòng nhân ái, bà Lê đã cùng các thành viên trong Công ty tăng cường công tác xã hội, hoạt động từ thiện.

Phương châm lấy lợi ích của khách hàng làm giá trị cốt lõi đã và đang giúp Công ty Cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà và doanh nhân Nguyễn Thị Lê gặt hái những kết quả đáng khích lệ với nhiều thành công trong kinh doanh.

Doanh nhân Hà Minh Đợi - khởi nghiệp với niềm đam mê trà hoa vàng

Chị Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp giới thiệu sản phẩm trà hoa vàng.
Chị Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp giới thiệu sản phẩm trà hoa vàng.

Sinh năm 1984 trong một gia đình có truyền thống làm nông nghiệp với sự đam mê theo đuổi ước mơ, vì thế chị Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp ở TP. Bắc Kạn luôn dành tình yêu với trồng trọt.

Nếu nhìn vào vẻ bề ngoài, không ai có thể nghĩ một cô gái có vóc dáng nhỏ bé, nữ tính như vậy lại có thể quyết đoán trong kinh doanh. Năm 2020 chị mạnh dạn ứng dụng trồng rau sạch, dưa lưới, dâu tây… công nghệ cao trong nhà lưới. Nhận thấy tiềm năng lợi thế khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh Bắc Kạn, chị đã tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm tại một số mô hình trồng, sản xuất trà hoa vàng. Với niềm khát khao giúp tỉnh có sản phẩm thương hiệu để cả nước biết đến, chị Đợi đã mạnh dạn đầu tư và sản xuất trà hoa vàng. Doanh thu hằng năm đạt 4 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 công nhân.

Chị Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp tham gia diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ả rập - xê - út tại Hà Nội.

Chị Hà Minh Đợi, Giám đốc Công ty TNHH Hà Diệp tham gia diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ả rập - xê - út tại Hà Nội.

Nữ doanh nhân Hà Minh Đợi chia sẻ: Đến nay Công ty TNHH Hà Diệp đã có các dòng sản phẩm như: Trà hoa vàng nguyên bông, trà hoa vàng túi lọc, trà nụ vối… được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Để đưa dòng sản phẩm trà hoa vàng Bắc Kạn vươn xa và đảm bảo nguồn nguyên liệu, từ năm 2020, Công ty đã đầu tư trồng khoảng 5ha trà hoa vàng tại các xã Đôn Phong (Bạch Thông), Đồng Thắng (Chợ Đồn).

Dự kiến trong các năm tới, sản phẩm trà hoa vàng Bắc Kạn sẽ tiếp tục giới thiệu và quảng bá tại các hội chợ, triển lãm thương mại trong và ngoài nước. Đồng thời cải thiện mẫu mã và chất lượng để đáp ứng phục vụ người tiêu dùng tiện lợi hơn; cho ra mắt sản phẩm rượu trà hoa vàng và một số sản phẩm khác đến với thị trường.

Nữ doanh nhân Ma Thị Ninh - đồng hành cùng bà con vùng cao xóa đói giảm nghèo

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương (Ba Bể).

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương (Ba Bể).

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chị Ma Thị Ninh ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã trở về quê theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp. Nhận thấy ở địa phương có nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, năm 2018 chị Ninh đã cùng với bà con trong xã thành lập HTX Yến Dương, đã đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Hiện nay, HTX tập trung vào trồng, chế biến các sản phẩm thế mạnh của địa phương như: Bí xanh thơm Ba Bể đạt OCOP 4 sao, gạo nếp tài đạt OCOP 3 sao, miến tráng tay đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, trà bí thơm là sản phẩm hữu cơ PGS và công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022 và các sản phẩm đan lát truyền thống…

Đến nay, sau 5 năm khởi nghiệp từ nông sản địa phương, Hợp tác xã đã có 20 thành viên, liên kết sản xuất cùng 430 hộ với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng, vốn lưu động 1 tỷ đồng.

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương trong trang phục dân tộc độc đáo.

Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương trong trang phục dân tộc độc đáo.

Những nữ doanh nhân vùng cao Bắc Kạn đang chứng tỏ tài năng và sự cần cù, sáng tạo của mình trong sản xuất kinh doanh; đồng thời họ cũng không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức để bắt nhịp với xu thế kinh tế hội nhập, xứng đáng là những tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương./.

Xem thêm

Video

Đọc báo in