Khai thác, sử dụng kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Ba Bể

BBK - Sáng 27/10, tại xã Khang Ninh (Ba Bể), Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn tổ chức tổng kết Dự án “Khai thác, sử dụng kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
Đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ tổng kết dự án.

Đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ tổng kết dự án.

Tham dự buổi lễ có đại diện Quỹ UNDP-GEF SGP; Tiến sỹ Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia GEF SGP (Chương trình hỗ trợ các dự án vừa và nhỏ); PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, Trưởng đoàn đánh giá Dự án; TS. Đỗ Tuấn Khiêm thành viên dự án.

Về phía tỉnh Bắc Kạn có đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các hộ dân tham gia dự án.

Tiến sỹ Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, đại diện Ban chỉ đạo quốc gia GEF SGP phát biểu.

Tiến sỹ Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, đại diện Ban chỉ đạo quốc gia GEF SGP phát biểu.

Dự án được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn - cơ quan thực hiện Dự án phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Ba Bể; Vườn Quốc gia Ba Bể; UBND các xã Hoàng Trĩ, Quảng Khê (vùng thực hiện dự án) triển khai các nội dung của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận.

Quang cảnh lễ tổng kết dự án.

Quang cảnh lễ tổng kết dự án.

Mục tiêu của Dự án là dựa vào kiến thức bản địa để góp phần vào bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua hoạt động vệ sinh rừng, bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu bản địa quý hiếm như: Hoài Sơn, giảo cổ lam, cây vả…; bảo tồn, khai thác có hiệu quả loài kiến đen cho trứng làm thực phẩm; cải tạo và phát triển cây ăn quả đặc sản của địa phương trở thành sản phẩm hàng hóa (hồng không hạt).

Vận dụng kiến thức bản địa để bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, phòng cháy chữa cháy rừng, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, người có uy tín ở địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.

Clip bảo tồn loài kiến đen và sử dụng trứng kiến để chế biến thành món ăn (do Ban Tổ chức hội nghị tổng kết dự án cung cấp).

Đến nay dự án đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Ba Bể thông qua kiến thức bản địa, hướng đến giảm tác động tiêu cực tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, phát huy truyền thống tốt đẹp lâu đời của người dân địa phương trong hoạt động bảo vệ rừng.

Dự án đã chọn 300ha rừng trong tổng số gần 1.000ha rừng để thực hiện vệ sinh rừng và bảo tồn kiến và phát triển cây dược liệu quý với quy mô 80 hộ dân tham gia. Dự án thực hiện từ năm 2021 đến nay với tổng kinh phí gần 1,7 tỷ đồng.

Các tập thể, cá nhân tham gia tích cực trong dự án và đạt thành tích cao được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn tặng giấy khen.

Các tập thể, cá nhân tham gia tích cực trong dự án và đạt thành tích cao được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn tặng giấy khen.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương và đánh giá cao những đóng góp và kết quả của Dự án trong hai năm qua. Từ những kết quả đạt được, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương nghiên cứu vận dụng nhân rộng mô hình đến các địa phương khác ở Ba Bể và các huyện khác trong tỉnh, nhất là việc trồng và bảo tồn các cây dược liệu quý hiếm, vận dụng kiến thức bản địa để bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp thu các ý kiến đóng góp tại buổi thảo luận để chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tham mưu thực hiện nhân rộng mô hình./.

Xem thêm

Video

Đọc báo in