HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ:

Để trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý cần những tiêu chuẩn nào?

BBK - Khoản 2 Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định tiêu chuẩn để trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý gồm: Những người đã nghỉ hưu; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe; có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý.

PHẦN III. NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

41. Những ai được thực hiện trợ giúp pháp lý?

Những người được thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 17 Trợ giúp pháp lý, bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

42. Để trở thành Trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý như sau:

“Điều 19. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;

3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật”

43. Việc tập sự trợ giúp pháp lý được thực hiện tại đâu? Người tập sự trợ giúp pháp lý được thực hiện những công việc gì?

Khoản 1 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định về địa điểm tập sự trợ giúp pháp lý:

Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý

1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.”

Những công việc người tập sự trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017:

“Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý

... 2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.”

44. Có được thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý hay không?

Điều 26 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý quy định về thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý như sau:

Điều 26. Thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý

1. Khi thay đổi nơi làm việc đến Trung tâm của địa phương khác, người tập sự đề nghị bằng văn bản kèm theo báo cáo kết quả tập sự có nhận xét của người hướng dẫn tập sự đến Trung tâm nơi đang tập sự.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm nơi người tập sự đang làm việc có văn bản gửi Trung tâm nơi người tập sự chuyển đến làm việc trong đó nêu rõ thời gian đã tập sự, số lần tạm ngừng tập sự (nếu có).”

45. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là bao nhiêu lâu?

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 20 Trợ giúp pháp lý năm 2017:

“Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý

1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.”

Đồng thời, Điều 25 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý hướng dẫn về thời gian tập sự trợ giúp pháp lý:

“Điều 25. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý

1. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là thời gian tập sự) được tính từ ngày ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Người đủ điều kiện được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 04 tháng; người đủ điều kiện được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 06 tháng.

Trường hợp có thay đổi về nơi tập sự thì thời gian tập sự được tiếp tục tính từ ngày Trung tâm nơi chuyển đến ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.

2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được miễn tập sự trợ giúp pháp lý.”

46. Trường hợp thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý thì thời gian tập sự sẽ được tính như thế nào?

Điều 25 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý quy định về thời gian tập sự trong trường hợp có thay đổi về nơi tập sự trợ giúp pháp lý như sau:

“Điều 25. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý

1. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là thời gian tập sự) được tính từ ngày ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Người đủ điều kiện được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 04 tháng; người đủ điều kiện được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 06 tháng.

Trường hợp có thay đổi về nơi tập sự thì thời gian tập sự được tiếp tục tính từ ngày Trung tâm nơi chuyển đến ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.

2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được miễn tập sự trợ giúp pháp lý.”

47. Những đối tượng nào sẽ được miễn tập sự trợ giúp pháp lý?

Những đối tượng được miễn tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:

“Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý

… 3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.”

Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý có quy định về người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý:

“Điều 25. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý

...2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được miễn tập sự trợ giúp pháp lý.”

Điều 16 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sư năm 2012) quy định về người được miễn tập sự hành nghề luật sư như sau:

Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.”

48. Thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định như thế nào?

Thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý như sau:

- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:

+ Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;

+ Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;

+ 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;

+ Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe.

- Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn theo quy định gửi Sở Tư pháp đề nghị trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý.

49. Thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định như thế nào?

Theo Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định về thủ tục miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý như sau:

- Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý đối với người thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định.

- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:

+ Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý.

50. Để trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý cần những tiêu chuẩn nào?

Khoản 2 Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định tiêu chuẩn để trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý gồm:

- Những người đã nghỉ hưu,

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,

- Có phẩm chất đạo đức tốt,

- Có sức khỏe,

- Có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý,

- Thuộc một trong các trường hợp: Trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.

(Còn nữa)

Xem thêm

Video

Đọc báo in