Là diễn viên kịch và truyền hình, nhưng Tiến Minh lại được âm nhạc chọn làm nhạc sĩ. Những ca khúc anh viết cho phim truyền hình như "Vệt nắng cuối trời", "Chủ tịch tỉnh"…đều được khán giả đón nhận và có một đời sống độc lập ngoài đời.
Diễn viên kiêm ca sĩ, nhạc sĩ
Hiện Tiến Minh đang hoàn thiện phần nhạc cho "Tháp đoạn hồn", một vở kịch của Pháp, do NSND Doãn Hoàng Giang làm đạo diễn. Sắp tới, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim "Chỉ còn lại tình yêu" cũng do anh viết nhạc. Tiến Minh tự tin tiết lộ, ca khúc "Chỉ còn lại tình yêu" sẽ còn "hot" hơn "Vệt nắng cuối trời" rất nhiều. Nhưng dù thế, anh cũng sẽ không tranh thủ cơ hội để cho ra đời một album tuyển tập các ca khúc trong phim, mà cứ đợi "bao giờ có duyên thì làm".
24 năm làm diễn viên kịch, đóng phim truyền hình, nhưng cái tên Phùng Tiến Minh được khán giả biết đến nhiều nhất lại không phải là những vai diễn như đúng chuyên môn. Với Tiến Minh, đó vừa là may mắn, vừa là nỗi buồn, bởi bao công dùi mài kinh sử với nghiệp sân khấu, anh cũng chỉ "có duyên" với những vai phụ hay thứ phụ là nhiều.
Vậy mà chỉ vài giờ "xuất thần", ca khúc "Vệt nắng cuối trời" viết cho bộ phim truyền hình dài tập cùng tên, Tiến Minh bỗng được nhiều người biết đến. Giai điệu trữ tình, da diết ngay lập tức tạo dựng cho mình một đời sống riêng trên các trang nhạc online, nhạc chuông nhạc chờ điện thoại di động. Đến nỗi, sức hấp dẫn của nó khiến tác giả cũng ngạc nhiên.
Thực ra, sự nghiệp tay trái - viết ca khúc cho phim của Phùng Tiến Minh được bắt đầu một cách đầy tình cờ. Đó là năm 1999, anh "bỗng dưng" được đạo diễn cho thử sức viết ca khúc cho bộ phim "Nhọc nhằn cửu vạn". Chưa từng học qua trường lớp về thanh nhạc cũng như sáng tác, vốn liếng của Tiến Minh chỉ là tự học từ bé về piano và sáo. Nhưng có lẽ, những âm hưởng về nhạc đã ngấm vào người anh như một phản xạ tự nhiên, do bố và mẹ đều theo nghệ thuật. Thế nên, khi được khai mở, giai điệu và ca từ cứ thế tuôn ra.
Tiến Minh thường sáng tác ca khúc được đặt hàng theo cách rất đơn giản. "Lẽ ra phải đọc nội dung kịch bản, nhưng như thế thì mất quá nhiều thời gian nên để tiết kiệm, tôi chỉ đọc phần tóm tắt nội dung. Sau đó quan tâm xem, tên chính thức của bộ phim là gì để bám vào cái "sườn" đó", Tiến Minh nói. Có lẽ vì thế mà những ca khúc của Tiến Minh phần lớn đều lấy luôn tên của phim làm tựa. Tuy nhiên, cũng chính vì lấy tên của bộ phim làm "kim chỉ nam" mà đôi khi, ca khúc của anh trở nên "lạc đề", nếu chẳng may tên phim bị thay đổi khi khởi chiếu. Ca khúc cho phim "Chủ tịch tỉnh" là một ví dụ.
Đôi khi cũng xấu hổ vì "ăn cây táo, rào cây sung"
Ban đầu, "Chủ tịch tỉnh" được lấy nguyên tên kịch bản văn học là "Đồng sau bão" làm tựa, và đương nhiên, Tiến Minh đã "bám" lấy cái tên đó để sáng tác. Ca khúc vì thế cũng được "khoác" một màu áo dân gian đương đại cho gần với màu sắc chính luận của bộ phim. Nhưng khi bộ phim được quay xong, đạo diễn Bùi Huy Thuần đã đổi thành "Chủ tịch tỉnh". Vậy là kế hoạch của Tiến Minh coi như phá sản.
"Khi phim bước vào giai đoạn hậu kỳ, xem 2 tập, tôi mới giật mình vì thấy ca khúc của mình có gì đó không ổn, đó là quá "trung thành" với đề tài chính luận của bộ phim, nên ca khúc có phần khô khan, thiếu sự bay bổng về giai điệu. Vậy là tôi quyết định viết lại ca khúc khác trong 3 ngày. Đây cũng là ca khúc mất nhiều thời gian nhất, chứ bình thường, tôi chỉ sáng tác 1 ngày là xong", Tiến Minh kể.
Rút kinh nghiệm lần trước, Tiến Minh chỉ lấy tinh thần của bộ phim chứ không lệ thuộc vào nội dung. Anh nói: "Chủ tịch hay chức danh gì cũng chỉ là một nghề, cũng là những con người bình thường. Con người sinh ra, dù là nhỏ nhoi nhất cũng mong muốn mình được là cái gì đó. Và trong cuộc đời, sẽ không ít lần, người ta có khát khao trở thành Chủ tịch tỉnh hay là gì hơn thế. Bài hát chính là thể hiện mong muốn, ước mơ của con người với cuộc đời". Không hề phí công chăm chút của anh, ca khúc "Dòng đời" cho "Chủ tịch tỉnh" đã được khán giả yêu thích chỉ sau vài tập bộ phim được phát sóng trên truyền hình.
Tiến Minh cho rằng, với một người không học hành bài bản như anh, viết được hơn hai chục ca khúc cho phim thì không có gì lớn lao, chẳng qua do "ăn may" là nhiều. Bởi phim truyền hình có lợi thế ở chỗ được phát dài tập, khán giả được nghe đi nghe lại bài hát nên cũng dễ đi vào lòng người. Sau này, khi việc viết ca khúc cho phim đã chuyên nghiệp hơn, Tiến Minh không chỉ viết để phục vụ cho phim mà còn muốn ca khúc của mình có một đời sống độc lập. "Và để làm được điều đó, tôi phải viết cho chính tôi, lấy chính con người của mình để viết, dù là đang viết cho phim", Tiến Minh chia sẻ.
Thù lao cho sáng tác ca khúc của Tiến Minh cũng vô chừng, có khi lên đến hơn trăm triệu, nhưng cũng có khi chỉ vài chục triệu đồng. Dù hơn rất nhiều lần so với việc làm diễn viên cực nhọc nhưng Tiến Minh nói, có lẽ đến một lúc nào đó cũng phải biết "tự xấu hổ" với bản thân mình để chuyên tâm với nghiệp diễn.
Diễn viên kiêm ca sĩ, nhạc sĩ
Hiện Tiến Minh đang hoàn thiện phần nhạc cho "Tháp đoạn hồn", một vở kịch của Pháp, do NSND Doãn Hoàng Giang làm đạo diễn. Sắp tới, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim "Chỉ còn lại tình yêu" cũng do anh viết nhạc. Tiến Minh tự tin tiết lộ, ca khúc "Chỉ còn lại tình yêu" sẽ còn "hot" hơn "Vệt nắng cuối trời" rất nhiều. Nhưng dù thế, anh cũng sẽ không tranh thủ cơ hội để cho ra đời một album tuyển tập các ca khúc trong phim, mà cứ đợi "bao giờ có duyên thì làm".
24 năm làm diễn viên kịch, đóng phim truyền hình, nhưng cái tên Phùng Tiến Minh được khán giả biết đến nhiều nhất lại không phải là những vai diễn như đúng chuyên môn. Với Tiến Minh, đó vừa là may mắn, vừa là nỗi buồn, bởi bao công dùi mài kinh sử với nghiệp sân khấu, anh cũng chỉ "có duyên" với những vai phụ hay thứ phụ là nhiều.
Vậy mà chỉ vài giờ "xuất thần", ca khúc "Vệt nắng cuối trời" viết cho bộ phim truyền hình dài tập cùng tên, Tiến Minh bỗng được nhiều người biết đến. Giai điệu trữ tình, da diết ngay lập tức tạo dựng cho mình một đời sống riêng trên các trang nhạc online, nhạc chuông nhạc chờ điện thoại di động. Đến nỗi, sức hấp dẫn của nó khiến tác giả cũng ngạc nhiên.
Thực ra, sự nghiệp tay trái - viết ca khúc cho phim của Phùng Tiến Minh được bắt đầu một cách đầy tình cờ. Đó là năm 1999, anh "bỗng dưng" được đạo diễn cho thử sức viết ca khúc cho bộ phim "Nhọc nhằn cửu vạn". Chưa từng học qua trường lớp về thanh nhạc cũng như sáng tác, vốn liếng của Tiến Minh chỉ là tự học từ bé về piano và sáo. Nhưng có lẽ, những âm hưởng về nhạc đã ngấm vào người anh như một phản xạ tự nhiên, do bố và mẹ đều theo nghệ thuật. Thế nên, khi được khai mở, giai điệu và ca từ cứ thế tuôn ra.
Tiến Minh thường sáng tác ca khúc được đặt hàng theo cách rất đơn giản. "Lẽ ra phải đọc nội dung kịch bản, nhưng như thế thì mất quá nhiều thời gian nên để tiết kiệm, tôi chỉ đọc phần tóm tắt nội dung. Sau đó quan tâm xem, tên chính thức của bộ phim là gì để bám vào cái "sườn" đó", Tiến Minh nói. Có lẽ vì thế mà những ca khúc của Tiến Minh phần lớn đều lấy luôn tên của phim làm tựa. Tuy nhiên, cũng chính vì lấy tên của bộ phim làm "kim chỉ nam" mà đôi khi, ca khúc của anh trở nên "lạc đề", nếu chẳng may tên phim bị thay đổi khi khởi chiếu. Ca khúc cho phim "Chủ tịch tỉnh" là một ví dụ.
Tiến Minh (phải) trong những ngày quay "Chủ tịch tỉnh" ở Suối Tiên, Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: T.L |
Đôi khi cũng xấu hổ vì "ăn cây táo, rào cây sung"
Ban đầu, "Chủ tịch tỉnh" được lấy nguyên tên kịch bản văn học là "Đồng sau bão" làm tựa, và đương nhiên, Tiến Minh đã "bám" lấy cái tên đó để sáng tác. Ca khúc vì thế cũng được "khoác" một màu áo dân gian đương đại cho gần với màu sắc chính luận của bộ phim. Nhưng khi bộ phim được quay xong, đạo diễn Bùi Huy Thuần đã đổi thành "Chủ tịch tỉnh". Vậy là kế hoạch của Tiến Minh coi như phá sản.
"Khi phim bước vào giai đoạn hậu kỳ, xem 2 tập, tôi mới giật mình vì thấy ca khúc của mình có gì đó không ổn, đó là quá "trung thành" với đề tài chính luận của bộ phim, nên ca khúc có phần khô khan, thiếu sự bay bổng về giai điệu. Vậy là tôi quyết định viết lại ca khúc khác trong 3 ngày. Đây cũng là ca khúc mất nhiều thời gian nhất, chứ bình thường, tôi chỉ sáng tác 1 ngày là xong", Tiến Minh kể.
Rút kinh nghiệm lần trước, Tiến Minh chỉ lấy tinh thần của bộ phim chứ không lệ thuộc vào nội dung. Anh nói: "Chủ tịch hay chức danh gì cũng chỉ là một nghề, cũng là những con người bình thường. Con người sinh ra, dù là nhỏ nhoi nhất cũng mong muốn mình được là cái gì đó. Và trong cuộc đời, sẽ không ít lần, người ta có khát khao trở thành Chủ tịch tỉnh hay là gì hơn thế. Bài hát chính là thể hiện mong muốn, ước mơ của con người với cuộc đời". Không hề phí công chăm chút của anh, ca khúc "Dòng đời" cho "Chủ tịch tỉnh" đã được khán giả yêu thích chỉ sau vài tập bộ phim được phát sóng trên truyền hình.
Tiến Minh cho rằng, với một người không học hành bài bản như anh, viết được hơn hai chục ca khúc cho phim thì không có gì lớn lao, chẳng qua do "ăn may" là nhiều. Bởi phim truyền hình có lợi thế ở chỗ được phát dài tập, khán giả được nghe đi nghe lại bài hát nên cũng dễ đi vào lòng người. Sau này, khi việc viết ca khúc cho phim đã chuyên nghiệp hơn, Tiến Minh không chỉ viết để phục vụ cho phim mà còn muốn ca khúc của mình có một đời sống độc lập. "Và để làm được điều đó, tôi phải viết cho chính tôi, lấy chính con người của mình để viết, dù là đang viết cho phim", Tiến Minh chia sẻ.
Thù lao cho sáng tác ca khúc của Tiến Minh cũng vô chừng, có khi lên đến hơn trăm triệu, nhưng cũng có khi chỉ vài chục triệu đồng. Dù hơn rất nhiều lần so với việc làm diễn viên cực nhọc nhưng Tiến Minh nói, có lẽ đến một lúc nào đó cũng phải biết "tự xấu hổ" với bản thân mình để chuyên tâm với nghiệp diễn.
Theo 2sao