[Trực tiếp] Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bắc Kạn

BBK - Tối 27/8, tại sân khấu Phố đi bộ Sông Cầu (thành phố Bắc Kạn) diễn ra Chương trình Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bắc Kạn, kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 - 24/8/2024) với chủ đề “Miền di sản yêu thương”.

>> Xem và tương tác trên fanpage của Báo Bắc Kạn tại đây.

>> Xem và tương tác trên kênh youtube Báo Bắc Kạn tại đây.

Báo Bắc Kạn điện tử tường thuật trực tiếp sự kiện và livestream trên Fanpage Báo Bắc Kạn. Mời quý vị và các bạn nhấn F5 để cập nhật thông tin mới nhất.

21h36: Màn múa bát của 200 nghệ nhân đã khép lại Chương trình trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bắc Kạn - “Miền di sản yêu thương”.

z5773151880171_cd27007e442e89b493e792642aae65dd.jpg
z5773121974417_c8b0841c2500ce77b615effa8e9c3dd8.gif
z5773144645207_bfff6dbaceaf2c0a18d5894a86e99682.jpg
z5773068936136_86300280251e993a3efc9914b5b15bd3.jpg

200 nghệ nhân dân gian của thành phố Bắc Kạn thực hành điệu múa bát truyền thống của đồng bào dân tộc Tày

z5773141021798_ec5f4b053296bf81d220ddf460e4385c.jpg
z5773122066375_dce970cad1a26bb74decfb20d7279c31.jpg
z5773122088463_6acde6c613c1480d0c612ce6f8a54199.jpg
z5773122120845_e4d54b5d084c2e4c10fee337306f640a.jpg

Trải qua những thăng trầm lịch sử, múa Bát của người Tày Bắc Kạn đã được lưu truyền, bảo tồn và phát triển trong đời sống tinh thần của người Tày qua nhiều thế hệ. Nghệ thuật múa Bát của dân tộc Tày đã đóng góp không nhỏ trong kho tàng di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam.

z5773082920173_c64fa946d7f4d7df486976b2a79e8473.jpg

Năm 2022, múa bát của người Tày Bắc Kạn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là phần thưởng xứng đáng, là sự ghi nhận cho những nghệ nhân người Tày Bắc Kạn đã có công giữ gìn, bảo tồn và truyền dạy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

z5773121957023_8a3ca0f03da597cf61b5691ece5cb242.jpg
z5773108224346_e8db26aee13cbbb54daf3066340d9e6a.jpg
z5773123983077_23cb6a4dec964394520fc63f5a269abb.jpg

Di sản hát Pá Dung của người Dao được trình diễn bởi các nghệ nhân đến từ huyện Chợ Đồn

z5773058680487_adf2d6c9b57ec5a97124cf0d7c91e22d.jpg
z5773058559762_453692e0ee1af3f5a67ca872d31808bf.jpg

Với nét văn hóa đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, hát Pá dung của người Dao tỉnh Bắc Kạn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2020. Làn điệu Pá dung mang màu sắc trữ tình, nhẹ nhàng, duyên dáng , có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gây xúc động lòng người...

z5773058553823_a30e05501a4deb8d28bf9728cd41aa0b.jpg

Di sản hát Then - đàn Tính của người Tày qua sự trình diễn của các nghệ nhân huyện Ba Bể

z5773030653036_bc726e35cf6a915d3afca434274bee12.jpg
z5773044988919_acd120eb9f78efc72a79326f0b47aec1.jpg

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào năm 2019. Đây là loại hình văn nghệ dân gian, vừa là một biểu hiện của tín ngưỡng dân gian.

z5773045428957_2437acb29f14b87f6ec1ca2e4a485a6e.jpg
z5773030653036_bc726e35cf6a915d3afca434274bee12.jpg

Làn điệu Then không chỉ là món ăn tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn là bản sắc, là hơi thở, là tình yêu quê hương của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Bắc Kạn.

Các nghệ nhân huyện Pác Nặm đem đến Chương trình màn biểu diễn di sản Lượn cọi của người Tày

z5773027639045_bf20652e18c5490cb0c0aeddbf806ebe.jpg
z5773013401297_c41b7091b4fd877ec3bca82c38b7cc93.jpg

Hát lượn cọi của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn có từ lâu đời và trở thành nét văn hóa đặc sắc. Năm 2019, di sản văn hóa phi vật thể lượn cọi của người Tày với địa điểm lập hồ sơ khoa học di sản tại huyện Pác Nặm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

z5773025783621_3bd8e061e683ecd0c276b02746b0313b.jpg
z5773025780506_882f998e92f6636696de93ec732b85ca.jpg
z5773009914161_dbfdbccce59293207a01f07e9b4ed34c.jpg

Trích đoạn Lễ cấp sắc của người Dao Tiền, qua sự thể hiện của các nghệ nhân huyện Bạch Thông

z5772992324608_d9163e83c6bf64382d8e6d680068ede2.jpg
z5773004644979_de3d3d8c7f79c46bc07a8cfbe0a8d686.jpg
z5772992386030_351d3560e4c3e172465d5087163ebb88.jpg
z5772992263023_f0fc6975f38ae3bf6a799d72fb8596d9.jpg

Lễ cấp sắc của người Dao Tiền là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với người Dao Tiền xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông. Di sản văn hóa phi vật thể này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022.

z5772983042155_34031b972c496b3f02c23972dec855c5.gif

Di sản hát sli của người Nùng được các nghệ nhân huyện Na Rì biểu diễn

z5772969329508_422d01b181bfcb721cf9615527f797f4.gif
z5772952665297_6fb467a99aa3ca2ef918eadc47e85ff9.jpg
z5772952757551_74663263ac536c85d06458cd212b947d.jpg

Hát sli Nùng là thể hát giao duyên độc đáo của người Nùng Bắc Kạn, phổ biến tại xã Xuân Dương, huyện Na Rì. Đây là di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.

z5772952915776_1e0bfd049e9aaf4782ee1c67c11cf192.jpg

Phần trình diễn trang phục của người Dao Đỏ của các nghệ nhân huyện Ngân Sơn và huyện Chợ Đồn

z5772947878703_1acea60b35b800f0325c18d0c39916e8.jpg
z5772947150224_f4ad14f969e489a18f7d0bb45df362a7.jpg

Trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ có thường phục và lễ phục. Thường phục gồm khăn đội đầu, áo, yếm, dây lưng. Lễ phục gồm khăn, áo dài, dây lưng, quần, váy thêu được cắt, khâu, thêu thùa công phu. Trang phục của nam giới thường đơn giản hơn. Nghệ thuật thêu hoa văn trang trí trên trang phục của người Dao Đỏ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018.

z5772946447450_fefcf176c4bca7c3bbea7c5d89971215.jpg
z5772946462181_f3c6da89a0c3db00db51bb15df385eca.jpg
z5772933418752_5603a776fd069d198ac3a8777321533b.jpg
z5772946995660_c1382d8149ed6a8584380a1783a998db.jpg

Các nghệ nhân huyện Chợ Mới trình diễn di sản Lượn slương của người Tày

z5772918482303_5b38b919a0bc88ef624c4adae8856641.jpg
z5772926866687_71e812eec49982c9e5b546e470674b51.gif
z5772905561920_dd64efc86f8456731517efb8f2f3b8c4.jpg

Lượn slương của người Tày tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Đây là loại hình dân ca sinh hoạt phổ biến trong đời sống văn hóa từ xa xưa của đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Kạn.

z5772905567579_f1f9a37d05fb2ee02b91f1a6340add07.jpg

Di sản nghệ thuật múa khèn của người Mông, do các nghệ nhân huyện Pác Nặm trình diễn

z5772890267268_6987e2c8805e3994c85093b1f2c90057.jpg
z5772879163677_f2ca253a33408195de46a397c2f880e9.gif

Nghệ thuật múa khèn của người Mông được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015 và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.

z5772873200710_d1691cbadbc8b802c848a105fcc7f960.jpg
Các nghệ nhân huyện Pác Nặm trình diễn múa khèn.

20h25: Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bắc Kạn - “Miền di sản yêu thương”

Bắc Kạn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán khác nhau nhưng đan xen nhau tạo nên một bản sắc đặc trưng vùng miền, tạo nên bức tranh mang đậm giá trị nhân văn, phản ánh sinh động vẻ đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc trong sinh hoạt, lao động, sản xuất.

z5772943938217_86300280251e993a3efc9914b5b15bd3.gif

20h19: Ông Phạm Duy Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trưởng ban tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV tỉnh Bắc Kạn năm 2024 phát biểu khai mạc.

z5772852958742_63f86e182dd0955fc8414ff366b33be0.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng phát biểu khai mạc Chương trình.

Bài phát biểu nêu rõ:

Bắc Kạn là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và đời sống văn hóa vô cùng phong phú, mang đậm bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng. Năm 2019, tỉnh Bắc Kạn vinh dự được UNESSCO vinh danh Di sản thực hành Then của người Tày Bắc Kạn trong di sản "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái Việt Nam" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn còn có 20 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh đều có những phong tục, tập quán tốt đẹp khác nhau, đan xen nhau tạo nên một bản sắc đặc trưng vùng miền. Chính những nét đẹp riêng có này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách mỗi lần đến với Bắc Kạn.

Chương trình trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tỉnh Bắc Kạn hôm nay là một hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó, thể hiện sâu sắc mạch kết nối văn hóa của các dân tộc với nét nhân văn, giàu giá trị di sản, giàu tiềm năng, thế mạnh để phục vụ du lịch, tạo thành động lực không ngừng đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

z5773069922172_c3fa28ecb89a6cc126847b64d8ae265b.gif
Đông đảo bà con nhân dân đến thưởng thức Chương trình.

20h08: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong Đợt thi đua cao điểm 75 ngày đêm lao động sáng tạo, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Giải phóng tỉnh Bắc Kạn.

z5772845753641_ecfff6a6054dd47933b09958c84bcde3.jpg
08 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
z5772846002084_1c8ee0af0fcf3ee7add6f3e1cd1b52aa.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng trao Bằn khen cho các cá nhân.
z5772845906805_2794a8a46d333ebde88ae7ee6518aaad.jpg
18 tập thể được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn.

Theo Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 22/8/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn, có 18 tập thể và 08 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn vì có thành tích xuất sắc trong Đợt thi đua cao điểm 75 ngày đêm lao động sáng tạo, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 - 24/8/2024).

z5772820330904_a0c523478eac97568b1b88efc17e7efb.jpg
Ông Hoàng Văn Minh, Trưởng ban Thi đua khen thưởng tỉnh đọc Quyết định khen thưởng.

20h00: Ban Tổ chức giới thiệu đại biểu và các vị khách quý tham dự Chương trình.

z5772804468029_5e0a99ef81706b34cb1556d97355f893.gif

Đến dự trình diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bắc Kạn có các đồng chí: Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Thu Trang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phạm Duy Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”; Nguyễn Đình Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố; các nghệ nhân và đông đảo người dân, du khách.

z5772789796144_2c5ffe52294e880744b8a5e16e6f14d9.gif
z5772789811822_27bb45e0c4b09b56d11bcc1fe9729e4f.jpg

Xem thêm

Video

Đọc báo in