Điểm báo in Bắc Kạn ngày 04/11/2024

Điểm báo in Bắc Kạn ngày 04/11/2024

Trên số báo in ra ngày 04/11/2024 có một số thông tin như sau:

>> Đề nghị bổ sung Kiểm lâm, Công an xã vào lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Xem trang 1, 6)

Trong ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ Tám (01/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đồng thời xem xét chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

qaung-canh-ky-hop.jpg
Quang cảnh phiên họp.

Góp ý vào dự thảo Luật, đồng chí Hà Sỹ Huân, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Kạn đề nghị bổ sung cơ quan kiểm lâm là cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến phòng cháy, chữa cháy, để thống nhất với quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017: “Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng”. Đề nghị bổ sung quy định lực lượng Công an xã vào lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...

>> Kỷ niệm 115 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2024)

Đồng chí Hoàng Văn Thụ, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng (Xem trang 1, 3)

Đồng chí Hoàng Văn Thụ là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, sinh ngày 04/11/1909 trong một gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học tại châu Văn Uyên (nay thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn).

hoang-van-thua.jpg
Giáo viên và học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ (TP. Lạng Sơn) dâng hương tại Tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ.

Với trọng trách Đảng tin tưởng giao phó, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã cùng Ban Chấp hành Trung ương do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển các tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh từ Trung ương tới địa phương; xây dựng An toàn khu (ATK); đẩy mạnh công tác công vận, binh vận, địch vận, xây dựng lực lượng vũ trang… rất hiệu quả, góp phần vào quá trình chuẩn bị mọi mặt, thúc đẩy thời cơ, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

>> Thúc đẩy thương mại điện tử vùng đồng bào DTTS (Xem trang 2)

Trong thời đại công nghệ 4.0, con đường ngắn nhất để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ chính là thông qua thương mại điện tử. Nắm bắt được điều này, những năm gần đây các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã có những cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận và khai thác lợi thế từ hình thức thương mại tiện dụng này.

z5984244769157-18beadd33bef18b32c7d33abd899787f.jpg
Bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương (Ba Bể) trao đổi về thương mại điện tử, sản xuất xanh bền vững tại Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại với chủ đề chuyển đổi sản xuất xanh.

>> Hạn chế trong chuyển đổi số văn hóa, du lịch (Xem trang 3)

Trong năm 2024, lĩnh vực văn hóa và du lịch của tỉnh đã có những bước tiến quan trọng nhờ chuyển đổi số, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng và bảo tồn văn hóa hiệu quả.

na-tu.jpg
Khu Di tích lịch sử Nà Tu là di tích duy nhất của tỉnh Bắc Kạn đến nay đã được số hóa tư liệu đưa vào phục vụ người dân và du khách.

Có thể thấy quá trình chuyển đổi số trong văn hóa du lịch vẫn gặp một số thách thức như hạ tầng công nghệ chưa đồng đều. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tuy nhiên một số khu vực vẫn gặp khó khăn về kết nối internet, ảnh hưởng đến việc triển khai đồng bộ các ứng dụng chuyển đổi số. Điều này gây hạn chế trong việc áp dụng công nghệ tại những vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ nhân sự trong lĩnh vực văn hóa du lịch cũng cần được nâng cao kỹ năng số để sử dụng và triển khai các công nghệ mới.

>> Công ty TNHH May công nghiệp Bắc Kạn “khát” công nhân (Xem trang 4)

Ngành công nghiệp dệt may và da giày nước ta đang trong giai đoạn hồi phục. Nắm bắt cơ hội thuận lợi đó, Công ty TNHH May công nghiệp Bắc Kạn đã “kéo” được khá nhiều đơn hàng sản xuất quần áo xuất khẩu. Đơn hàng dồi dào nhưng nguồn lao động tại tỉnh lại thiếu hụt trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất.

img-5215.jpg
Công nhân Công ty TNHH may công nghiệp Bắc Kạn sản xuất mặt hàng áo xuất khẩu.

Bà Lê Thị Hà, Giám đốc công ty cho biết: “Công ty là chi nhánh trong hệ thống của Công ty Cổ phần may Chiến Thắng (Hà Nội). Hiện nay đã và đang tạo việc làm cho hơn 130 công nhân với 03 dây chuyền sản xuất các đơn hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Từ đầu năm đến nay, công ty liên tục nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu do phía Công ty Cổ phần may Chiến Thắng đàm phán ký kết và phân bổ cho các chi nhánh. Tuy nhiên, công ty không thể nhận tăng thêm đơn hàng, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất do không tuyển thêm được công nhân. Khó khăn này vẫn tồn tại mặc dù công ty đã triển khai thông tin tuyển dụng trên nhiều kênh, như: Thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, trực tiếp xuống các thôn bản tuyên truyền đến người dân, khuyến khích công nhân trong công ty vận động người thân vào làm... nhưng số lượng tuyển được không đáng kể”.

>> Xã Côn Minh: Người trồng dong riềng mong được hỗ trợ để phát triển sản xuất (Xem trang 5)

Sau khi được công nhận là Làng nghề miến dong vào tháng 5/2024, người trồng và sản xuất miến dong xã Côn Minh nói riêng và huyện Na Rì nói chung có thêm nhiều cơ hội trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để duy trì ổn định diện tích vùng dong và thương hiệu làng nghề phụ thuộc rất lớn vào người trồng dong. Phóng viên Báo Bắc Kạn đã tìm hiểu, thăm nắm nguyện vọng của người dân xã Côn Minh về vấn đề này.

huong.jpg
Chị Hoàng Thị Hường, hộ trồng dong riềng ở thôn Bản Cào, xã Côn Minh.

Theo chị Hoàng Thị Hường, thôn Bản Cào, xã Côn Minh: “Cá nhân tôi mong muốn các đơn vị liên kết quan tâm hỗ trợ về giống, vật tư, phân bón để người dân có cơ hội mở rộng diện tích dong. Hiện nay tôi thấy các chính sách phần lớn dành cho hộ nghèo, cận nghèo, trong khi đó diện tích dong lại chiếm nhiều ở các hộ trồng dong lâu năm, hộ kinh tế trung bình, khá. Nếu có các hình thức quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho người trồng dong sẽ rất tốt”.

>> Trường Cao đẳng Bắc Kạn: Nhiều sinh viên ra trường - khởi nghiệp thành công (Xem trang 6)

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Bắc Kạn đã có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường, trong đó, nhiều thế hệ sinh viên sau khi ra trường đã khởi nghiệp thành công. Qua đó, khẳng định chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.

cu-sinh-vien-1.jpg
Anh Hà Hữu Nhiếp, Giám đốc HTX Đồng Thắng chăm sóc đàn gà.

>> Quyết liệt giải ngân vốn chương trình MTQG (Xem trang 7)

Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân...

pac-nam.jpg
UBND huyện Pác Nặm họp đôn đốc thực hiện và giải ngân vốn các chương trình MTQG.

>> Xây dựng người phụ nữ Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế (Xem trang 8)

Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng trên mọi lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

don-bien-phong.jpg
Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn tham gia chương trình “Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản” tại Cao Bằng năm 2024.

... Thông tin chi tiết, mời độc giả đọc trên số báo ngày 04/11/2024 tại đây.

Xem thêm

Video

Đọc báo in