Xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, trong đó có Điều 216 quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Những quy định mới này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, trong đó có Điều 216 quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Những quy định mới này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.

Xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN ảnh 1

Thanh tra chuyên ngành về công tác đóng BHXH, BHYT, BHTN tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
 

Từ năm 2018, Luật BHXH năm 2014 đã bổ sung quy định “người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc”. Theo đó, chủ doanh nghiệp mà có hành vi trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Phạm tội 2 lần trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tội trốn đóng BHXH từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc bị phạt tù từ 2 đến 7 năm”.

Thực tế trong những năm qua, việc chủ doanh nghiệp có hành vi trốn đóng, nợ đọng kéo dài tiền BHXH, BHYT, BHTN đã diễn ra khá phổ biến. Tại tỉnh Bắc Kạn, chỉ tính riêng trong quý I năm 2018 đã có 177 đơn vị nợ đọng từ 01 đến dưới 03 tháng với số tiền trên 2,6 tỷ đồng (trong đó có cả các đơn vị thuộc khối cơ quan hành chính sự nghiệp); nợ kéo dài từ 03 tháng trở lên có 217 doanh nghiệp và các hợp tác xã với số tiền trên 15,5 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý có 75 doanh nghiệp và các hợp tác xã rơi vào tình trang nợ khó thu hồi do mất tích, giải tán, phá sản với số tiền trên 3 tỷ đồng; cá biệt có đơn vị nợ dây dưa thời gian kéo dài 90 tháng… Tình trạng các đơn vị nợ đọng, nợ kéo dài và nợ khó thu hồi đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của hơn 10 nghìn lao động trong các khu vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tác động xấu đến sự an toàn, cân đối nguồn quỹ và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời đó cung là biểu hiện của tình trang coi thường kỷ cương, pháp luật của Nhà nước của một bộ phận doanh nghiệp hiện nay.

Theo Luật BHXH năm 2014 quy định, từ ngày 01/01/2016, tổ chức Công đoàn được giao quyền khởi kiện doanh nghiệp, cá nhân nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN ra tòa án. Từ năm 2017 đến nay, BHXH tỉnh Bắc Kạn đã hoàn tất và chuyển 12 hồ sơ doanh nghiệp nợ kéo dài tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN sang Liên đoàn Lao động tỉnh để thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình khởi kiện ra tòa, tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thực hiện được việc khởi kiện các doanh nghiệp cố tình nợ BHXH.

Bắt đầu từ năm 2018, cùng với việc các quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 chính thực có hiệu lực thi hành, sức răn đe đối với hành vi gian lận, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN sẽ được tăng lên. Điều đó ít nhiều thúc đẩy chủ doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định./.

Bùi Toàn (BHXH tỉnh)

Xem thêm

Video

Đọc báo in