Phụ nữ vùng cao và câu chuyện quyền bình đẳng

BBK - Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, đến nay nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm góp phần thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Màu be Nhạt và Có hoa Đám cưới Khung Ảnh In.png

Khác với mọi ngày, chị Nông Thị Hiến, thôn Nặm Dất, xã Tân Sơn (Chợ Mới) dậy từ rất sớm để chuẩn bị váy áo, trang điểm rồi đi xuống trung tâm xã tham gia Hội thi “Cộng đồng sáng tạo xóa bỏ định kiến giới và phòng chống bạo lực gia đình” do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Sơn tổ chức. Là phụ nữ người dân tộc Dao, sinh sống ở thôn vùng cao khó khăn nhưng chị luôn cởi mở, trẻ trung và năng động khi tự tin cùng với chị em phụ nữ trong thôn lên sân khấu trình diễn các phần thi thuyết trình, tiểu phẩm của đội mình.

Phụ nữ Trích dẫn Tạo động lực Bài đăng Facebook.png

Khi tham gia những dự án về tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới đã giúp chị Hiến hiểu biết hơn về bình đẳng giữa nam và nữ đó là chia sẻ, thấu hiểu, được quyền đóng góp ý kiến, cùng nhau quyết định những việc lớn, nhỏ trong gia đình… Khi tham gia dự án về phát triển kinh tế như chăn nuôi, trồng rừng, chị và chồng cùng nhau bàn bạc, những công việc nặng nhọc cần sức của nam giới thì chị được chồng giúp đỡ. Trong vấn đề kinh tế, chị cũng được tham gia ý kiến, bàn bạc với chồng chi tiêu thế nào, tiết kiệm ra sao. Vợ chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái. Chỉ là những chuyện nhỏ trong gia đình, bình đẳng giới đã được chị Hiến tiếp cận đơn giản như thế.

vungc ao.jpg
Chị em phụ nữ dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Vượt đoạn đường dài từ thôn Bản Châng, xã Mỹ Thanh đến trụ sở xã Đôn Phong (Bạch Thông), Chị Triệu Thị Thu xúng xính váy áo khi cùng với chị em trong thôn tham dự giao lưu truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới cụm 05 xã do Hội LHPN huyện Bạch Thông tổ chức tại xã Đôn Phong. Tham gia hội thi, chị Thu có cơ hội tìm hiểu những kiến thức về bình đẳng giới, xóa bỏ những hủ tục, định kiến lạc hậu có hại với phụ nữ và trẻ em.

Thêm tiêu đề phụ (10).png

Chị Triệu Thị Thu bộc bạch: “Với gia đình tôi, bình đẳng giới là tôi được chồng chia sẻ việc nhà, được tham gia hoạt động xã hội. Vì vậy để tham gia giao lưu lần này tôi đã trang điểm cho đẹp và lựa chọn cho mình bộ trang phục đẹp nhất”.

Qua câu chuyện của chị Thu, được biết thôn Bản Châng, xã Mỹ Thanh (Bạch Thông) hiện có 60% là người dân tộc Dao. Trước đây, do thiếu kiến thức nên trong thôn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu có hại cho phụ nữ và trẻ em như bạo lực gia đình, định kiến giới, phụ nữ dân tộc Dao không có tiếng nói trong gia đình. Từ khi có các hoạt động truyền thông đến tận thôn thì người dân đã nâng cao được nhận thức, đàn ông biết chia sẻ giúp đỡ vợ trong việc nhà, ít tụ tập uống rượu, tạo điều kiện để vợ được tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

Bốn Đa bảng Đám cưới Khung Ảnh Ảnh ghép In.png
Các hoạt động truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bình đẳng giới.

Thời gian qua, các hoạt động truyền thông do các cấp Hội LHPN trong tỉnh triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã tổ chức được 120 cuộc hội nghị nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền giáo dục truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho 7.253 lượt người tham gia. Đồng thời, tổ chức được 22 chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng có hơn 2.950 lượt đại biểu tham dự; tổ chức 09 hội thi tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới. Qua đó, nhiều hội viên phụ nữ đã mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm, nỗ lực xóa bỏ những định kiến về giới, định kiến từ xã hội, định kiến từ chính bản thân họ để xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ./.

Xem thêm