Khai mạc Hội nghị quốc tế về phòng, chống ma túy khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hội nghị quốc tế về phòng, chống ma túy khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Mini-IDEC) chính thức khai mạc sáng 26/3, tại thành phố Đà Nẵng. Đây là diễn đàn hợp tác đa phương với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ 18 quốc gia, vùng lãnh thổ và 2 tổ chức quốc tế là Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB).

Nhiều vấn đề trọng tâm về phòng, chống ma túy khu vực châu Á-Thái Bình Dương được các đại biểu thảo luận tại Mini-IDEC.Nhiều vấn đề trọng tâm về phòng, chống ma túy khu vực châu Á-Thái Bình Dương được các đại biểu thảo luận tại Mini-IDEC.

Hội nghị do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam đồng chủ trì, phối hợp Cơ quan phòng, chống ma túy Hoa Kỳ (DEA) tổ chức, diễn ra từ ngày 25-28/3. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động.

Cùng với sự phát triển của các nước trong khu vực, châu Á-Thái Bình Dương đang nổi lên là một thị trường tiêu thụ ma túy tiềm năng mà các tổ chức tội phạm nhắm tới, làm gia tăng sự phức tạp của tình hình ma túy khu vực. Thị trường ma túy ngày càng liên kết chặt chẽ và đa dạng hóa hoạt động sản xuất, mua bán trái phép các chất ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp.

Đại biểu cấp cao các nước dự tham dự Hội nghị Quốc tế về phòng, chống ma túy khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Đại biểu cấp cao các nước dự tham dự Hội nghị Quốc tế về phòng, chống ma túy khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, các băng nhóm tội phạm đã triệt để lợi dụng không gian mạng, các phương thức thương mại điện tử đang phát triển nhanh trong khu vực và những sơ hở trong công tác kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia để gia tăng các hoạt động phạm tội cả về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực đời sống xã hội, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, khẳng định: Để đấu tranh có hiệu quả với hiểm họa ma túy, Chính phủ Việt Nam luôn tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các giải pháp: giảm cung, giảm cầu kết hợp với giảm tác hại do ma túy gây ra.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội nghị.

Trong đó, dành ưu tiên cao trong việc triển khai các giải pháp ngăn chặn ma túy từ sớm, từ xa. Cùng với tăng cường thực thi pháp luật, Việt Nam đang đổi mới triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, nâng cao chất lượng công tác cai nghiện, công tác xác định tình trạng nghiện và quản lý sau cai nghiện, quản lý chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

Việt Nam luôn nhất quán quan điểm không khoan nhượng với ma túy, kiên quyết không để trở thành địa bàn trung chuyển ma túy và tiếp tục theo đuổi mục tiêu lâu dài hướng tới vì cộng đồng không ma túy.

Việt Nam chịu áp lực lớn bởi nguồn cung ma túy từ khu vực “Tam giác vàng”. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động phạm tội về ma túy ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới cũng có ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam;

Làm cho tình hình tệ nạn ma túy và hoạt động phạm tội ma túy những năm qua diễn biến rất phức tạp, cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ngày càng cam go, quyết liệt, đòi hỏi lực lượng hành pháp các nước phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Theo Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), số người sử dụng ma túy tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trên toàn thế giới, từ 240 triệu người năm 2011 lên 296 triệu người năm 2023 (tương đương 5,8% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15-64), ghi nhận mức tăng bình quân 23% sau 10 năm.

Trong khi đó công tác điều trị cho người nghiện và người sử dụng ma túy vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế, đặc biệt là điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp. Tội phạm và tệ nạn ma túy đang là thách thức tinh thần thượng tôn pháp luật và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tiếp tục là mối nguy hại cho cộng đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.

Với quan điểm phòng ngừa và ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm, từ nơi xuất phát, không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.

Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác với các nước có chung đường biên giới, gắn kết hợp tác với các nước trong ASEAN, là thành viên tham gia tích cực các cơ chế trong Tiểu vùng sông Mê Công, mở rộng mạng lưới trao đổi thông tin với một số nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gắn kết hợp tác với các đối tác quan trọng, có kinh nghiệm và tiềm lực phòng, chống ma túy.

Các đại biểu tham dự khai mạc hội nghị Mini-IDEC sáng 26/3.

Các đại biểu tham dự khai mạc hội nghị Mini-IDEC sáng 26/3.

“Với vị trí địa lý thuận lợi giao thông đường biển và hàng không, Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung đều có chung mối đe dọa việc tội phạm lợi dụng các tuyến đường này để vận chuyển ma túy số lượng lớn. Ma túy tổng hợp được vận chuyển từ khu vực Tam giác vàng vào Việt Nam, không loại trừ khả năng ma túy tiếp tục được vận chuyển đi các nước khác trong khu vực.

Tôi tin rằng các bạn cũng chung quan điểm ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm như Việt Nam. Do đó, chúng ta cần tiếp tục tinh thần hợp tác và chia sẻ trách nhiệm cao hơn nữa nhằm ngăn chặn, đẩy lùi ma túy và hạn chế thấp nhất hậu quả mà nó để lại cho xã hội”, Trung tướng Nguyễn Văn Viện nhấn mạnh.

Việt Nam đánh giá rất cao những kinh nghiệm về kiểm soát ma túy và ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống ma túy của Hoa Kỳ và các nước phát triển trong khu vực.

Hy vọng, Hoa Kỳ và các nước phát triển trong khu vực có thể hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin nghiệp vụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng, chống ma túy của các nước khác, trong đó có Việt Nam trong thời gian tới.

Đây là lần thứ hai Việt Nam và Hoa Kỳ đăng cai tổ chức Hội nghị mini IDEC này, điều đó thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Hội nghị bao gồm phiên toàn thể và các phiên thảo luận nhóm với các nội dung gồm đánh giá về tình hình, diễn biến mới nổi của tội phạm ma túy trong khu vực, khó khăn, vướng mắc và giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trước phương thức vận chuyển ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt; tổng kết một số chuyên án điển hình về ma túy;

Cập nhật, trao đổi tình hình ma túy liên quan đến các nước trong nhóm, trao đổi, cung cấp danh sách, hồ sơ các đối tượng phạm tội về ma túy, các đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại các nước trong nhóm và đề nghị xác minh, bắt giữ các đối tượng truy nã;

Hơn 100 đại biểu đến từ 18 quốc gia và 2 tổ chức quốc tế là Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) tham dự hội nghị.

Hơn 100 đại biểu đến từ 18 quốc gia và 2 tổ chức quốc tế là Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) tham dự hội nghị.

Thảo luận về khả năng đấu tranh các chuyên án chung, triển khai các hoạt động điều tra chung, nâng cao hiệu quả tác chiến xuyên quốc gia cử đoàn cán bộ sang nước sở tại để phối hợp phá án, tổ chức hỏi cung bị can… nhằm bắt giữ cả đường dây, bao gồm các đối tượng vận chuyển và các đối tượng chỉ huy, cầm đầu;

Những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm rút ra trong quá trình phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy liên quan đến các nước.

Đây là lần thứ hai Việt Nam và Hoa Kỳ đăng cai tổ chức Hội nghị Mini-IDEC, điều đó thể hiện vai trò và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong giải quyết vấn đề ma túy toàn cầu đối với khu vực Viễn Đông nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng, góp phần nâng cao vị thế và cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong hợp tác về phòng, chống ma túy ở khu vực và trên thế giới.

Xem thêm

Video

Đọc báo in