Hội nghị trực tuyến tổng kết Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam

Sáng 19/01, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, giai đoạn 2011-2020; Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã, giai đoạn 2014-2020 (Đề án 567); Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi, giai đoạn 2013-2020 (Đề án 500 trí thức trẻ).

Sáng 19/01, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, giai đoạn 2011-2020; Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã, giai đoạn 2014-2020 (Đề án 567); Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi, giai đoạn 2013-2020 (Đề án 500 trí thức trẻ).

Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố và các xã Bằng Thành, Cao Tân, Bộc Bố, An Thắng (Pác Nặm), Thượng Giáo, Hoàng Trĩ (Ba Bể) cùng các đội viên Đề án của tỉnh dự tại điểm cầu Bắc Kạn.
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố và các xã Bằng Thành, Cao Tân, Bộc Bố, An Thắng (Pác Nặm), Thượng Giáo, Hoàng Trĩ (Ba Bể) cùng các đội viên Đề án của tỉnh dự tại điểm cầu Bắc Kạn.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của thanh niên và trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thanh niên có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành theo chức năng, nhiệm vụ triển khai đầy đủ, toàn diện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên. Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanh niên trên các lĩnh vực được các bộ, ngành chú trọng; đặc biệt là Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Thanh niên. Thanh niên ngày càng nhận thức sâu sắc, rõ ràng hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, bản thân, tham gia tích cực vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Thực hiện Đề án 567, các cấp ủy, chính quyền coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch để không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Đề án góp phần quan trọng vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của Chính phủ, giúp Nhân dân tin tưởng vào các cán bộ, công chức trẻ và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính cấp xã.

Đề án 500 trí thức trẻ nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp. Các đội viên được quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tiếp cận với công việc; chủ động nghiên cứu các chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo của cấp trên; tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền gắn với thực tế, nhiệm vụ công tác. Sau 05 năm về công tác xã, có 393/500 đội viên là đảng viên, 90/500 đội viên tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và tiếp tục được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, bồi dưỡng để phát triển Đảng. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2020, hầu hết các tỉnh không còn vị trí việc làm của công chức ở cấp xã để bố trí công việc cho đội viên Đề án. Qua rà soát, có 411 đội viên có nhu cầu được bố trí sử dụng, trong đó 121 đội viên được địa phương đề xuất dự kiến vị trí bố trí, sử dụng, 290 đội viên chưa có phương án bố trí, sử dụng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Bộ Nội vụ cần tiếp tục chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá rõ nét hơn, có các giải pháp cụ thể và chủ động kế hoạch về Chiến lược phát triển thanh niên, trình Chính phủ. Trong đó chú trọng vào các nội dung như: Xây dựng, ban hành các thể chế; đào tạo, bồi dưỡng thanh niên đáp ứng yêu cầu mới... Đồng thời quan tâm, giải quyết chế độ, chính sách phù hợp cho các đội viên Đề án 500 trí thức trẻ.

Đối với địa phương chưa có phương án bố trí, sử dụng các đội viên Đề án, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Nội vụ có hướng dẫn, kế hoạch cụ thể. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả việc thu hút các trí thức trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa dân tộc; quan tâm rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tư duy, năng lực, sự sáng tạo nhằm tạo nguồn cán bộ lâu dài cho cơ sở.../.

Anh Thúy

Xem thêm

Video

Đọc báo in