Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình

Vậy còn đâu mà lo tiền đồ, lo đổi mới? Mất đoàn kết còn đồng nghĩa với “ô nhiễm môi trường”, mất môi trường thuận lợi để phát triển tài năng của mọi thành viên, đồng thời mất luôn bạn bè, anh em, đồng chí. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sẽ không ai muốn làm quen, chưa nói là làm ăn với một tập thể đang mất đoàn kết nội bộ; kẻ thù, kẻ xấu có thể nhân cơ hội ấy mà “đục nước béo cò” phá ruỗng cơ cở Đảng. Mất đoàn kết thống nhất nội bộ là mất cán bộ, mấy của cải, mất danh dự và niềm tin.Mất đoàn kết thì mất ổn định và phát triển. Vì thế, đoàn kết thống nhất trong Đảng vừa là điều kiện vừa là mục tiêu để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng? Trước hết phải xuất phát từ lý tưởng, mục tiêu, đường lối chủ trương đúng đắn và đạt được sự nhất trí cao. Thứ hai là phải biết xử lý những vấn đề dễ nẩy sinh thường ngày trong quan hệ với nhau và trong công tác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Giáo dục, thuyết phục; tự phê bình và phê bình “có lý, có tình” là phương pháp xây dựng khối đoàn kết tốt nhất. Làm sao để người tự phê bình có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng ở tập thể, tổ chức của mình; nơi bản thân có thể bộc bạch từ chính lương tâm và trách nhiệm của mình để tự hoàn thiện mình. Ngược lại, người được phê bình thì nhận thấy ở đồng chí mình những lời góp ý chân tình vì sự tiến bộ của bản thân người đó.

Muốn vậy, phải mở rộng dân chủ trong Đảng. Xây dựng một không khí cởi mở tin cậy; khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo để xây dựng Đảng, xây dựng quê hương đất nước. Về mặt này, tổ chức Đảng phải biết lắng nghe, cầu thị với những ý kiến dám nói thẳng, nói thật, nhất là những người có tài năng năng và trí tuệ. Trong thực tiễn những người này thường có bản lĩnh và không “tròn trĩnh” lắm. Vì họ tự đứng vững nên chẳng cần một sự nâng đỡ của ai.

Ví như: “gỗ lim thì chìm, quýt ngọt thì lấy lá”. Trái với những kẻ bất tài thường tìm mọi cách san lấp sự thiếu hụt bằng cách “luồn cúi, thích nghi”, “gió chiều nào theo chiều ấy”. Thực tế chỉ tạo nên sự cơ hội, người trên thì bị bưng bít, kẻ dưới thì bị bỏ rơi, bè cánh, mất đoàn kết; làm cho Đảng dù đông cũng không mạnh. Phải đưa ra khỏi Đảng những phần tử loại này cùng với những đảng viên thoái hoá, biến chất, tham nhũng, cá nhân chủ nghĩa.

Cũng không nên đồng nhất việc trong Đảng có những ý kiến khác nhau khi thoả luận, tranh luận với tình trạng mất đoàn kết. Trước sự phát triển của cách mạng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần làm sáng tỏ. Trong Đảng cần có thảo luận, tranh luận để tìm ra chân lý, đi đến nhất trí. Đó là chuyện bình thường. Nếu có những vấn đề chưa nhất trí cũng đừng vội vàng quy chụp. Hãy theo tấm gương của Bác Hồ: lắng nghe, chờ đợi và tôn trọng ý kiến của nhau; cần có thái độ khách quan và thiện chí. Đồng thời, trong Đảng cần có một kế hoạch, đào tạo và đào tạo lại thật sâu, thật chắc, thật thiết thực những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là phương pháp biện chứng duy vật để vận dụng sáng tạo trong thực tiễn.

Chỉnh đốn Đảng là nhằm mục đích giữ cho Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, là bảo đảm cho “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài” mà “Đảng phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào xung sướng”. Muốn vậy thì “Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài” và “Đảng phải giữ vững kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới” và “phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí như giữ gìn con ngươi của mắt mình”./.

Xem thêm

Video

Đọc báo in