Công Bằng nỗ lực giảm nghèo

BBK - Trong năm 2023, xã Công Bằng (Pác Nặm) đã nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.
Từ các chương trình, dự án và nguồn xã hội hóa, cơ sở hạ tầng của xã Công Bằng ngày một phát triển.

Từ các chương trình, dự án và nguồn xã hội hóa, cơ sở hạ tầng của xã Công Bằng ngày một phát triển.

Đồng chí Dương Thanh Trầm, Chủ tịch UBND xã Công Bằng cho biết: Để việc tổ chức thực hiện đạt kết quả, ngay từ đầu năm, UBND xã đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch để thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao theo Quyết định số 3888/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của UBND huyện Pác Nặm và Nghị quyết số 38/NQ-ĐU ngày 26/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã về nhiệm vụ năm 2023. Định kỳ, Thường trực UBND xã tổ chức họp để đánh giá tình hình, bổ sung nhiệm vụ và tập trung chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, công tác giảm nghèo nói riêng, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể của xã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, định hướng người dân phát triển chăn nuôi và các cây trồng lợi thế của địa phương để phát triển thành sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, tận dụng các nguồn để tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Qua đó, tư duy sản xuất của người dân đã có bước chuyển biến tích cực, thể hiện bằng việc chuyển dần một số diện tích cây canh tác kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; tích cực phát triển chăn nuôi. Trong năm, đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các cây trồng khác (Cây kiệu, cây gai xanh...), đạt hơn 6,1ha, bằng 123% kế hoạch. Vì thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương từng bước được khai thác, đem lại hiệu quả tích cực.

Hợp tác xã Tố Mười là một trong những mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu ở Công Bằng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều thành viên.

Hợp tác xã Tố Mười là một trong những mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu ở Công Bằng, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều thành viên.

Kinh tế tập thể được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Trên địa bàn hiện có một số mô hình hoạt động hiệu quả, như: Hợp tác xã Tố Mười với sản phẩm chủ đạo là các loại bún khô. Hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể này không chỉ đem lại thu nhập cho thành viên, mà còn góp phần thay đổi tư duy làm kinh tế của người dân.

Từ nguồn vốn được phân bổ thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, xã đã tổ chức thực hiện một số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Nuôi trâu, bò sinh sản; nuôi lợn...); hỗ trợ sửa chữa, làm nhà ở cho hộ nghèo... Ngoài ra, từ các chương trình, dự án khác, Công Bằng đã tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, gồm: Đường Cốc Phây - Slam Myàng; đường Cốc Nọt - Thôm Tăng; sửa chữa công trình nước sinh hoạt tại thôn Phja Mạ và thôn Khên Lền... Các chương trình, dự án này được thực hiện đã hỗ trợ tích cực việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Cụ thể, đến ngày 10/12/2023, có 28/35 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Theo kết quả điều tra sơ bộ, hiện số hộ nghèo của xã là 369 hộ, chiếm 51,7%, giảm 2,4% tỷ lệ hộ nghèo so với thời điểm đầu năm.

Nhiều hộ dân đã tập trung phát triển chăn nuôi, đem lại thu nhập ổn định.

Nhiều hộ dân đã tập trung phát triển chăn nuôi, đem lại thu nhập ổn định.

Để đạt được kết quả cao hơn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, giảm nghèo nói riêng, theo Chủ tịch UBND xã Công Bằng Dương Thanh Trầm, trong năm 2024, UBND xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích các thành phần kinh tế mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025./.

Xem thêm

Video

Đọc báo in