Bất cập trong quản lý tang vật là gỗ quý

                 
Thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, lực lượng Kiểm lâm đã tích cực tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm lâm luật, tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm sung vào công quỹ. Tuy nhiên, việc quản lý gỗ tang vật hiện nay nẩy sinh bất cập rất cần được tháo gỡ.
     Tại sân Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, do không có kho nên số gỗ được tịch thu đều được tập kết tại sân, không được che chắn. Quan sát bằng mắt thường một đống gỗ nghiến xẻ vuông dạng cột nhà đang bị nứt, mục, ải. 

                 
Thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, lực lượng Kiểm lâm đã tích cực tuần tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm lâm luật, tịch thu lâm sản là tang vật vi phạm sung vào công quỹ. Tuy nhiên, việc quản lý gỗ tang vật hiện nay nẩy sinh bất cập rất cần được tháo gỡ.
     Tại sân Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, do không có kho nên số gỗ được tịch thu đều được tập kết tại sân, không được che chắn. Quan sát bằng mắt thường một đống gỗ nghiến xẻ vuông dạng cột nhà đang bị nứt, mục, ải. 

Ông Nguyễn Đình Thoả - Phó Hạt Trưởng, Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông cho biết: Đây là số gỗ tang vật vi phạm trong một vụ khai thác gỗ quý trái phép, chúng tôi đã phải thuê vận chuyển về Hạt để quản lý với số tiền khá lớn.

Hiện nay, việc UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo dừng bán đấu giá gỗ quý hiếm là tang vật trong những vụ khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép, do vậy, huyện không thể bán đấu giá số gỗ quý này, đồng nghĩa với việc không có kinh phí để trả cho việc thuê vận chuyển. Không những thế, việc không có kho bảo quản nên gỗ tang vật để phơi nắng, phơi mưa cũng rất mau hỏng, giảm dần giá trị.


Còn tại huyện Chợ Đồn, ông Vũ Mạnh Nghĩa – Hạt Trưởng Kiểm lâm phân trần với chúng tôi là hiện nay còn nợ tiền thuê vận chuyển gỗ quý hơn 10m3, tổng số tiền gần hai mươi triệu đồng mà chưa có cách nào để trả.

Nguyên nhân là lực lượng kiểm lâm phải trả nhiều loại tiền như tiền tiền bốc vác, tiền vận chuyển rất cao so với quy định hiện nay do công tác tịch thu mang về trạm, hạt đối với lâm sản quý trên rừng núi đá đều rất khó khăn do địa hình ở xa, lại hiểm trở. Trong khi đó lại không được đấu giá để thu hồi chi phí để bù chi phí đã bỏ ra thanh toán trước, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý tang vật là gỗ quý. Ngoài ra, khi vận chuyển về trạm, hạt do không có kho bảo quản nên tang vật cũng hỏng, mục theo thời gian rất lãng phí.

fvdfvfvfv
Gỗ nghiến dạng cột tại sân Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông đang hỏng dần theo thời gian


Thực tế cho thấy, hầu hết các địa phương, các Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia đều có chung thực trạng khó khăn này. Đối với các khu bảo tồn, rừng quốc gia thì khi phát hiện các vụ việc liên quan tới khai thác gỗ quý trái phép mà tang vật còn nguyên cây thì chỉ thống kê, giao cho đơn vị chủ quản quản lý hiện trường mà không được phép vận chuyển về kho. Đây cũng là một bất cập mà thực tế hầu hết khối lượng tang vật còn ở trên rừng sâu liên tục “bốc hơi”, “biến mất” dần mà chưa có cuộc thanh kiểm tra nào về loại gỗ quý là tang vật phải giữ nguyên ở hiện trường này.


Còn tang vật đã xẻ thành phẩm như khuôn cửa, ván, dạng thớt, dạng cột nhà…thì lực lượng kiểm lâm phải bốc vác, vận chuyển về kho để bảo quản. Tuy nhiên, một bất cập nữa mà lực lượng kiểm lâm không thể giải quyết được là cước vận chuyển được tính dựa theo trọng lượng, cự ly vận chuyển là thành giá thành theo quy định của ngành tài chính nhưng thực tế là khi thuê bốc vác, vận chuyển gỗ quý từ rừng núi đá về kho, giá cước vận chuyển có thể đội gấp 3 – 4 lần theo quy định nhưng rất khó để thanh toán.

Ông Dũng – Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cho biết: Khi thuê người dân vận chuyển tang vật là gỗ quý từ rừng núi đá về kho thì việc giá cước thường do người dân áp đặt, vì thực tế cũng rất khó khăn chứ không dễ dàng gì.


“Riêng đối với Vườn Quốc gia Ba Bể, với đặc thù là không được bán đấu giá tài sản là tang vật nên khi phát hiện khai thác gỗ quý trái phép mà tang vật đã thành phẩm thì chúng tôi chỉ có một cách là huy động anh em tự vận chuyển về rất gian nan, vất vả” ông Bùi Văn Quang – Giám đốc Vườn cho hay.


Theo báo cáo của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản xử lý hành chính 293 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm 2016). Lâm sản tịch thu gỗ các loại trên 853 m3, trong đó gỗ quý hiếm 25,05 m3, tuy nhiên số gỗ quý hiếm này không được bán đấu giá.


Có thể nói, những tồn tại, bất cập trong việc tịch thu, xử lý, bảo quản lâm sản là gỗ quý trái phép như đã nêu trên, rất cần được các ngành chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ để phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng./.
                                                               Phan Quý

Xem thêm

Video

Đọc báo in