Bắc Kạn:

Bức tranh tổng quan của nền kinh tế năm 2010

Ngay từ đầu năm 2010, các ngành chức năng, các địa phương tỉnh Bắc Kạn đã sớm triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 6,5% trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 10,4 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 244.962 triệu đồng, bằng 118,7% so với dự toán tỉnh giao.

Ngay từ đầu năm 2010, các ngành chức năng, các địa phương tỉnh Bắc Kạn đã sớm triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 6,5% trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 10,4 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 244.962 triệu đồng, bằng 118,7% so với dự toán tỉnh giao.

Bức tranh tổng quan của nền kinh tế năm 2010 ảnh 1
Khu đô thị phía Nam thị xã Bắc Kạn. Ảnh H.Tuyến.

Trong năm 2010 mặc dù tình hình thời tiết diễn biến bất thường, hạn hán xảy ra trên diện rộng, mưa lũ xảy ra vào đầu vụ mùa, giá cả đầu vào tăng cao song với sự quan tâm của các ngành chức năng,  cùng với sự nỗ lực cố gắng của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển khá, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh: Tổng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp tăng 7,01% so với năm 2009. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước thực hiện 156.351 tấn, đạt 104,23% kế hoạch và tăng 2,96% so với năm 2009. Một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra như diện tích gieo trồng lúa, ngô: Diện tích gieo trồng lúa ruộng là 21.476ha, đạt 102,76% kế hoạch; cây ngô 15.878ha, đạt 102,44% kế hoạch. Bên cạnh đó, tiến độ trồng rừng đạt và vượt kế hoạch đề ra, diện tích rừng trồng mới tập trung là 9.652ha, đạt 107,9% kế hoạch, tăng 77,85% so với năm 2009. Trong đó chủ yếu là trồng rừng sản xuất theo các dự án là 8.600ha, đạt 107,19% kế hoạch, tăng 94,2% so với năm 2009.

Năm qua, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh nhìn chung đã đi vào ổn định, một số doanh nghiệp sản xuất đang đi vào hoạt động hiệu quả. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá 1994) ước đạt 264.168 triệu đồng, bằng 113,87% kế hoạch và tăng 18,8% so với năm trước. Trong đó: khu vực quốc doanh đạt 73.638 triệu đồng, tăng 16% so với năm trước; khu vực ngoài quốc doanh đạt 190.800 triệu đồng, tăng 19,9% so với năm 2009. Qua việc tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp đã được đề ra từ năm 2009, sang năm 2010 các giải pháp đó được chỉ đạo quyết liệt hơn, cụ thể hoá hơn như hỗ trợ tái cấu trúc các doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn nguyên liệu giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định, giảm mức thu phí môi trường đối với việc khai thác một số mỏ khoáng sản, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sau nhiều năm công nghiệp khai thác sụt giảm do việc thu hồi giấy phép kinh doanh, sang năm 2010 một số nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động và bước đầu đã đem lại hiệu quả. Do đó ước tính giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác mỏ đạt 76.630 triệu đồng, tăng 36,37% so với năm 2009; công nghiệp chế biến đạt 165.038 triệu đồng, tăng 10,67% so với năm 2009; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt 22.500 triệu đồng, tăng 31,93% so với năm 2009. Một số cơ sở sản xuất lớn trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại và đi vào sản xuất ổn định như: Nhà máy xi măng, Nhà máy Gang, Nhà máy gạch Tuynel đã có sản phẩm từ quý III, nhà máy thuỷ điện đi vào hoạt động tốt.

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao các chủ đầu tư đăng ký cam kết giải ngân nguồn vốn trong năm (tại Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 21/3/2010 phê duyệt tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư XDCB năm 2010). Tập trung chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc tiến độ thi công các dự án trọng điểm chào mừng Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X, đảm bảo khối lượng thực hiện và giải ngân đạt yêu cầu so với chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư là hết tháng 9 đạt trên 60%. Do đó kết quả giải ngân năm 2010 đạt khá so với năm 2009, đó là sự cố gắng vượt bậc và sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư đối với việc đẩy mạnh công tác đầu tư XDCB.

Tổng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước kế hoạch giao từ đầu năm là 1.300.822 triệu đồng, đến nay sau khi chuyển nguồn và giao lại vốn kết dư năm 2009, giao kế hoạch vốn TPCP năm 2010, giao vốn ứng trước 2011, tổng số vốn đầu tư của toàn tỉnh tính đến thời điểm này là 1.624.481 triệu đồng. Thực hiện thanh toán qua Kho bạc NN tỉnh là 1.277.285 triệu đồng. Tính đến hết đến cuối năm 2010 số vốn giải ngân thực hiện được 934.911 triệu đồng đạt 73,2% kế hoạch. Trong đó một số nguồn vốn chính kết quả giải ngân như sau: Nguồn cân đối ngân sách địa phương giải ngân đạt 70% kế hoạch; Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu đạt 69,11% kế hoạch; Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đạt 89,18% kế hoạch; Nguồn vốn vốn hỗ trợ xử lý đê, kè PCLB giải ngân đạt 82,55% kế hoạch, UBND tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo công tác giải ngân đảm bảo đến 30/01/2011 đạt 100% kế hoạch giao.

Các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm đã hoàn thành tiến độ so với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Cụ thể: Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3B, cùng với công tác bồi thường GPMB đã hoàn thành 100% khối lượng, hiện một số gói thầu đã triển khai thi công khối lượng thực hiện ước đạt 20% giá trị hợp đồng của dự án QL3B và công tác giải ngân đạt 100% kế hoạch. Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường thị xã Bắc Kạn đã hoàn thành công tác thống kê, lập phương án bồi thường GPMB và giải ngân đạt 100% kế hoạch. Dự án cải tạo đường GTNT đến các xã miền núi ĐBKK (ĐT258): Hiện các nhà thầu đang tích cực triển khai thi công trên toàn tuyến, công tác giải ngân đạt 100% kế hoạch. Dự án Bệnh viện Đa khoa 500 giường đang tiến hành công tác san ủi mặt bằng, thi công hạ tầng nhà công vụ. Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình: Hiện đã bàn giao mặt bằng cho một số doanh nghiệp xây dựng nhà máy như công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ MATEXIM, công ty cổ phần SAHABAK.
Năm 2010 thị trường hàng hoá chịu tác động trực tiếp từ các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ như giảm lãi xuất cho vay, hỗ trợ vay vốn. Do đó đã khuyến khích sản xuất và tiêu dùng phát triển. Những tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng không tăng đột biến nhưng vào thời điểm quý IV chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 ước đạt 1.750.000 triệu đồng, bằng 98,31% kế hoạch và tăng 14,53% so với cùng kỳ. Mặc dù giá cả thị trường có biến động nhưng không ảnh hướng lớn đến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 11 năm 2010 tăng 6,04% so với tháng trước, tăng 5,27% so với tháng 12/2009. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch đạt 100% kế hoạch: Tổng lượt khách du lịch đến Bắc Kạn ước đạt 150.000 lượt khách. Trong đó: khách quốc tế đạt 7.000 lượt, khách nội địa ước đạt 143.000 lượt.

Đến thời điểm này tổng thu ngân sách cả năm toàn tỉnh ước đạt 244.962 triệu đồng, bằng 118,7% kế hoạch tỉnh giao, bằng 133,85% kế hoạch Bộ Tài chính giao và giảm 9,65% so với năm 2009. Trong đó thu nội địa ước đạt 229.850 triệu đồng, đạt 128,4% so với dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 120,4% do với dự toán tỉnh giao. Một số đơn vị thu vượt so với dự toán giao như: Huyện Ngân Sơn đạt 149,9% dự toán; Bạch Thông đạt 137,9%; Chợ Đồn đạt 136,2%; Chợ Mới đạt 126,4%... Đạt được kết quả như trên là do một số đơn vị kinh doanh đã phục hồi sản xuất, và tiêu thụ được sản phẩm. Bên cạnh đó thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ các nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn, đôn đốc kiểm tra hồ sơ đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế của doanh nghiệp tại cơ quan thuế và tại trụ sở doanh nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật thuế, tổ chức tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp để xử lý kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện pháp luật thuế.

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2010 ước đạt 2.350.079 triệu đồng, đạt 123% dự toán giao đầu năm. Trong đó: Chi thường xuyên đạt 1.252.835 triệu đồng, bằng 120% so với dự toán, chi thường xuyên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước trên địa bàn. Chi thực hiện các Chương trình mực tiêu quốc gia ước đạt 100% dự toán. Thực hiện Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 99/KH-UBND, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các Ngân hàng thương mại thống nhất mặt bằng lãi suất trên địa bàn theo hướng giảm dần lãi suất huy động, không gây xáo trộn, mất ổn định thị trường; giảm dần lãi suất cho vay, ưu tiên vốn với lãi suất hợp lý cho các vùng khó khăn, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án công nghiệp theo hướng trọng điểm.

Tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ lãi xuất năm 2010 theo Quyết định 2072/QĐ-TTg, Quyết định 2231/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi xuất của các chi nhánh Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Thương mại, Phòng Giao dịch Ngân hàng phát triển Bắc Kạn, đến 31/10/2010 đạt 684 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng dư nợ cho vay, số tiền đã hỗ trợ lãi xuất là 25 tỷ đồng. Đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, đáp ứng nhu cầu vay vốn chi phí trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm sản. Tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp tính đến hết 31/12/2010 ước đạt 1.360 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn đến 31/12/2010 ước đạt 1.470 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Nguồn vốn huy động tại các địa phương tăng vượt mức kế hoạch đề ra, tuy nhiên số tuyệt đối còn thấp, các ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển. Tổng dư nợ cho vay ước thực hiện đến 31/12/2010 đạt 3.504 tỷ đồng, tăng 32,24% so với cùng kỳ.
Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và thế giới có nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của Bắc Kạn nói riêng. Năm 2011 cũng là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, do đó việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tạo tiền rất quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của cả giai đoạn. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang có xu hướng phục hồi khá nhanh, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thị trường trong nước có dấu hiệu khởi sắc, hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều cơ hội để phát triển thị trường mới, kể cả thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước. Với những tiềm năng, lợi thế đã được xác định và sự phục hồi kinh tế của tỉnh là những điều kiện tốt để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.

Bích Ngọc

Xem thêm

Video

Đọc báo in